Tại sao tối đa chỉ có 21 triệu Bitcoin?
Dựa trên các thông số do Nakamoto thiết lập cho Bitcoin, có thể giải thích khá vững chắc lý do cho sự tồn tại của số lượng Bitcoin bằng toán học. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã hết.
- Chỉ một nhầm lẫn nhỏ, nhà khai thác tiền mã hóa Bitmain mất luôn số Bitcoin giá 150.000 USD
- Tự tuyên bố mình là người tạo ra Bitcoin, người đàn ông này đang dành phần lớn cuộc đời tại tòa để chứng minh điều đó
- Hacker chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính thành phố, đòi tiền chuộc 600.000 USD bitcoin ở Florida, Mỹ
Khi Satoshi Nakamoto xây dựng nên Bitcoin, nhà sáng tạo bí ẩn này đã thiết kế để giới hạn số lượng tối đa của đồng tiền mã hóa này chỉ ở mức gần 21 triệu đồng.
Việc lượng cung bị giới hạn cố định giúp mang lại cho Bitcoin đặc tính chống lạm phát độc đáo. Nhưng tại sao số lượng đồng Bitcoin lại bị giới hạn ở con số 21 triệu? Dường như lời giải thích cho điều này được ẩn giấu trong các email cá nhân liên lạc giữa Nakamoto và nhà phát triển phần mềm Mike Hearn.
Theo một email do Mike Hearn chia sẻ, ban đầu Nakamoto dự tính đơn vị Bitcoin sẽ có giá trị tương đương các đồng tiền truyền thống, ví dụ ước tính mỗi 0,001 BTC sẽ có giá trị tương đương 1 Euro.
"Tôi muốn chọn một mốc để có thể quy đổi mức giá này sang các đồng tiền hiện có, nhưng không biết trước tương lai, điều này rất khó. Cuối cùng tôi chọn cách làm ở giữa." Nakamoto cho biết qua email.
"Nếu Bitcoin không phổ biến, giá trị mỗi đơn vị của nó sẽ ít hơn các đồng tiền hiện có. Nếu anh hình dung ra việc nó sẽ được sử dụng cho một phần của hoạt động thương mại thế giới, việc chỉ có 21 triệu đồng tiền này được lưu hành trên toàn thế giới, sẽ làm mỗi đơn vị của nó có giá trị lớn hơn." Họ bổ sung thêm.
Nhưng hóa ra Nakamoto đã nhầm một chút về dự đoán của mình. Hiện tại 0,001 BTC đang có giá tương đương 10,62 Euro, gấp gần 11 lần ước tính ban đầu của ông.
Nhưng tại sao lại là 21 triệu đồng Bitcoin?
Nakamoto có giải thích tại sao họ lại thiết kế để giới hạn lượng cung của Bitcoin chỉ ở mức 21 triệu đồng, nhưng chưa bao giờ thực sự cho thấy điều đó là thế nào.
Một giả thuyết vững chắc liên quan đến điều này nằm trong việc phân tích mô hình phân phối của Bitcoin (như được chỉ dẫn trong email của Hearn). Giả thuyết này được đăng lên trong mục Bitcoin trên diễn đàn StackExchange, diễn đàn nổi tiếng cho các nhà phát triển phần mềm.
Dựa trên hai quy tắc quan trọng trong việc khai thác Bitcoin: Đồng tiền mã hóa này sẽ bổ sung một block mới vào chuỗi blockchain của mình trung bình sau mỗi 10 phút, và phần thưởng trả cho những nhà khai thác (bắt đầu từ 50 BTC) được chia đôi sau mỗi 4 năm.
Thử tính số lượng block được tạo ra sau mỗi 4 năm:
Ta có trung bình 10 phút lại tạo ra 1 block, như vậy là 6 block mỗi giờ. Với 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm, như vậy sau 4 năm ta sẽ có 210,240 block – xấp xỉ 210.000 block sau mỗi 4 năm.
Sau đó thử tính tổng số tiền thưởng bằng Bitcoin cho các nhà khai thác, ta có phép tổng của chuỗi hội tụ: 50 25 12,5 6,25 …= 100.
Nhân cả hai con số này với nhau, ta sẽ thu được 210.000 x 100 = 21 triệu đồng Bitcoin.
Nhưng một người khác lại cho rằng, cách tính số học này chỉ mang lại số lượng tối đa các đồng Bitcoin có thể tồn tại, và con số đó được xác định do những thông số mà Nakamoto tạo ra – vậy tại sao Nakamoto lại thiết lập nên các thông số này - Lại một lần nữa, điều này vẫn là một bí ẩn như chính sự tồn tại của Satoshi Nakatomo vậy.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời