‘Tấm chiếu mới’: Lấy cắp 162.821 USD rồi gửi đúng bằng ấy vào ngân hàng mình đã trộm, thủ phạm bị tóm gọn vì pha xử lý đi vào lòng đất
Kẻ gây ra vụ trộm ngân hàng đầu tiên ở Mỹ đã làm một điều ngu ngốc ngoài sức tưởng tượng, khiến hắn bị tóm gọn.
Trong một bộ sưu tập tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania ở Philadelphia có một bức tranh sơn dầu vẽ một người thợ rèn tóc đỏ mang tên "Pat Lyon at the Forge". Pat Lyon - người thợ rèn tóc đỏ, chính là người thuê họa sĩ vẽ bức tranh này. Điều đáng chú ý là thời điểm năm 1892, một người lao động chân tay không thể đủ tiền để làm việc đó.
Bức tranh "Pat Lyon at the Forge" nổi tiếng (Ảnh: Internet).
Một số người hay nói đùa rằng chỉ có cướp nhà băng (ngân hàng) thì mới giàu lên nhanh chóng. Trường hợp của Lyon vừa sai lại vừa đúng với câu đùa này. Câu chuyện đằng sau bức chân dung của Lyon là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của lịch sử Mỹ bởi nó liên quan đến vụ trộm ngân hàng đầu tiên ở xứ sở cờ hoa.
Được thành lập năm 1793 tại Philadelphia, Ngân hàng Pennsylvania là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ thời bấy giờ. Năm 1798, một sự việc chấn động đã xảy ra: 162.821 USD (tương đương hàng triệu USD ở thời điểm hiện tại) đã bị đánh cắp khỏi két sắt của Ngân hàng Pennsylvania, đặt tại Sảnh Thợ mộc. Theo các nhân viên điều tra, vụ việc có khả năng diễn ra vào tối 31/8 hoặc sáng 1/9/1798.
Ngoại trừ về mặt kỹ thuật, không có dấu hiệu đột nhập và không ai bị đe dọa bằng vũ lực. Như vậy, chắc chắn tên tội phạm có tay trong giúp đỡ. Được biết, Ngân hàng Pennsylvania mới chuyển trụ ở vào bên trong Sảnh Thợ mộc và thay khóa cho két sắt để bảo vệ tiền.
Người làm ra những chiếc khóa này là Pat Lyon - một thợ rèn 29 tuổi có tiếng. Ông là người tự tay lắp ổ khóa mới cho két sắt và khẳng định sẽ không ai mở được chúng trừ khi có chìa khóa "chính chủ".
Với kết quả là những két sắt "bất khả xâm phạm" trống rỗng, người ta đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra, nhắm vào nghi phạm hàng đầu là Lyon. Tuy nhiên, một điều trớ trêu là Lyon lại có chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo: Ông đã có mặt ở Delaware – nơi cách Philadelphia 150 dặm vào đêm xảy ra vụ trộm.
Mùa hè năm 1798, một trận dịch sốt vàng chết người đã càn quét Philadelphia, khiến hàng nghìn người, bao gồm cả Lyon và chàng tập sự trẻ của mình phải tìm đến Delaware để định cư. Khi hai người đến Delaware, người học việc của Lyon qua đời vì nhiễm bệnh.
Đây không phải tin gây sốc duy nhất đối với Lyon. Vài ngày sau, ông nghe tin về vụ mất tiền của Ngân hàng Pennsylvania – nơi cửa của kho tiền là công việc cuối cùng mà ông hoàn thành trước khi rời Philadelphia.
Vì không thực hiện hành vi sai trái trên, Lyon ngay lập tức nghi ngờ thợ mộc Samuel Robinson – người được ngân hàng thuê để giám sát việc chuyển trụ sở vào trong Sảnh Thợ mộc. Trước khi vụ trộm xảy ra, Lyon nhớ rằng Robinson đã dẫn một người lạ tới cửa hàng rèn của mình, khi ông đang gia cố cửa két.
Bất chấp nguy hiểm dịch bệnh, Lyon đã vội vã quay trở lại Philadelphia để thanh minh và trình báo hành động đáng ngờ của Robinson. Thế nhưng, không ai tin chuyện của ông, chứng cứ ngoại phạm của ông bị bác bỏ và ông bị tống vào nhà tù của thành phố. Lyon bị cáo buộc đúc một bộ chìa khóa phụ khi làm khóa và dùng nó để đánh cắp 162.821 USD.
Trong 3 tháng ngồi tù, Lyon suy sụp tinh thần, sụt cân nhanh chóng, râu ria xồm xoàm. Ông có thể đã phải ở đó lâu hơn nếu tên trộm thực sự - Isaac Davis không làm một điều ngu ngốc ngoài sức tưởng tượng: gửi số tiền trộm được vào chính ngân hàng mình đã "ra tay".
Davis chính là kẻ lạ mặt đã cùng Robinson tới lò rèn của Lyon. Đồng phạm của hắn là Thomas Cunningham - nhân viên của Ngân hàng Pennsylvania. Đêm xảy ra vụ trộm, Cunningham đã lấy được chìa khóa và ngủ lại Sảnh Thợ mộc.
Khi được hỏi về số tiền gửi đáng ngờ, Davis đã ngay lập tức thú nhận. Điều đáng ngạc nhiên là hắn không phải ngồi tù một ngày nào bởi lời hứa ân xá nếu hợp tác và trả lại số tiền đã lấy cắp.
Điều này khiến Lyon vô cùng bức xúc bởi ông bị bỏ tù oan và không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào. 1 năm sau, ông xuất bản một cuốn sách kể lại trải nghiệm đáng quên của mình. Cuốn sách nhanh chóng thu hút được đông đảo sự chú ý. Một số luật sư tài ba còn giúp Lyon kiện nhà cầm quyền vì sự bất công mà ông phải chịu đựng.
Quan tòa đã bỏ tù Lyon, đề ra mức bảo lãnh lên tới 150.000 USD. Sau khi Davis nhận tội, số tiền bảo lãnh này giảm xuống còn 2.000 USD. Lyon được xóa bỏ mọi tội danh vào đầu tháng 1/1799.
Joseph Hopkinson, một trong luật sư sáng giá nhất ngành luật ở Mỹ lúc đó, lập luận: "Thay vì trả tự do và xin lỗi ông Lyon, họ vẫn thi hành án với ông với danh nghĩa tòng phạm". Sau một thời gian cân nhắc, hội đồng xét xử tuyên bố mức bồi thường 12.000 USD cho Lyon. Cuối cùng, mức bồi thường được các bên thỏa thuận lại, giảm xuống còn 9.000 USD.
Dù sao thời điểm đó, đây cũng là một số tiền không hề nhỏ, giúp Lyon đặt nền móng cho công việc kinh doanh mới và có tiền để thuê họa sĩ vẽ nên bức chân dung nổi tiếng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"