Năm 2026, một khoảnh khắc tim lạc nhịp sẽ khiến cả ngày của bạn thành “thảm họa” vì không mở khóa được smartphone.
Công nghệ nhận diện sinh học tiếp theo hoàn toàn có thể là “quét tim”, tạm gọi là Cardiac ID.
Một nhóm các nhà khoa học máy tính đã nghiên cứu, phát triển hệ thống máy quét Cardiac, thiết bị sử dụng ra-đa Doppler, một loại máy đo thông dụng trong y học, để lập biểu đồ gồm các thông tin về tim của bạn như: kích thước tim, hình dạng tim, nhịp tim,...
Các nhà khoa học cho biết các đặc điểm về trái tim của mỗi người là khác nhau và duy nhất. Kết luận này có thể áp dụng trong công nghệ xác minh nhân dạng, ứng dụng rất tốt trong việc cấp quyền truy cập, mở khóa thiết bị,...
Không có hai trái tim nào giống nhau
Wenyao Xu, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu hôm thứ 2 vừa rồi: “Trong lịch sử y học, chưa từng ghi nhận hai người nào có trái tim giống hệt nhau. Và trái tim con người sẽ không bao giờ thay đổi hình dạng, trừ khi họ bị bệnh về tim nghiêm trọng.”
Để kiểm chứng độ hiệu quả của máy quét Cardiac, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc các thông số về trái tim của 78 tình nguyện viên. Kết quả thu về đạt độ chính xác trung bình tới 98.61% và sai số tương đối chỉ 4.42%.
Các tình nguyện viên phải ngồi yên lặng trước bộ phận cảm biến đặt cách người 1 mét, hoàn toàn không được thở mạnh hoặc di chuyển, bởi hệ thống chưa hoàn thiện nên dễ cho kết quả sai nếu nhận được các tín hiệu không ổn định.
Một điểm tất yếu, hệ thống này chỉ hoạt động tim bạn còn đập. Do đó, bạn không thể “mượn tim” của người khác để mở khóa thiết bị thay cho mình. Trường hợp khiến tim của người đã chết co bóp bằng liệu pháp y học thì hệ thống cũng không ghi nhận kết quả.
Hình dạng, kích thước, vị trí, nhịp tim,... tất cả đặc điểm tạo nên Heart ID của riêng bạn
Các nhà khoa học dự kiến trình bày báo cáo nghiên cứu của mình tại Mobicom, hội nghị quốc tế về điện toán và mạng di động, diễn ra vào tháng 10 tại bang Utah, Mỹ.
Để hệ tuần hoàn đưa máu giàu ô-xi đến từng ngóc ngách trong cơ thể, tâm nhĩ và tâm thất sẽ đều đặn thực hiện các nhịp co bóp, thư giãn. Bởi không ai có trái tim giống nhau, bất cứ sự khác biệt nào về kích thước, hình dạng, vị trí tim,... đều sẽ là căn cứ xác định đặc điểm tim từng người.
“Đặc biệt là hoạt động của tim liên quan mật thiết đến các chức năng sinh học khác trong cơ thể con người, vì vậy rất khó để giả mạo hoặc che giấu nhịp tim của một người đang sống,” báo cáo nhấn mạnh.
Máy quét Cardiac đã được nghiên cứu, phát triển trong 3 năm. Hiện tại, ra-đa Doppler - bộ phận cảm biến quan trọng của Cardiac - chỉ mất 8 giây để cho quét toàn bộ cơ thể, sau đó hệ thống sẽ nhanh chóng xử lý dữ liệu và xác định sơ đồ tim của người được quét.
Ra-đa hoạt động ở tần số 2.4 GHz, băng thông 5 kHz và tần số mẫu 40 Hz. Dù Wifi và Bluetooth cũng hoạt động chung tần số 2.4 Ghz nhưng các nhà khoa học cho biết nó sẽ không làm gián đoạn hoạt động hệ thống.
Trái tim quyền năng, có thể mở khóa tất cả thiết bị của bạn
Lý do bởi các tín hiệu máy quét truyền đi cũng như nhận lại chỉ dao động trong biên độ một vài Hz. Trong khi đó, các tín hiệu có độ xung nhiễu cao như Wifi, Bluetooth có sự tách biệt tần số lớn hơn rất nhiều, rất dễ dàng để phân biệt.
Tóm lại, các tín hiệu máy quét truyền đi và các tín hiệu thu lại rất “mạch lạc”, ăn khớp với nhau, còn các tín hiệu khác rất nhiễu và không “mạch lạc”, dễ nhận ra sự khác biệt.
Tính riêng tư
Xu, trợ lý giáo sư tại trường Đại học Buffalo ở Mỹ cho biết, nhóm nghiên cứu “muốn áp dụng công nghệ này cho mọi máy tính cá nhân bởi ai cũng muốn quyền riêng tư của mình được đảm bảo.”
Heart ID là một công nghệ tiềm năng, có thể thay thế những công nghệ sẵn có hiện tại như Touch ID hay cả Face ID. Việc truy cập, thoát hệ thống mạng, sử dụng dịch vụ trực tuyến,... sẽ được đảm bảo an toàn, không lo các hacker “dòm ngó”
Heart ID có một số ưu điểm dễ thấy, vượt trội hoàn toàn với công nghệ nhận diện sử dụng dấu vân tay, quét võng mạc, nhận diện khuôn mặt,... Ưu điểm lớn nhất là nó không yêu cầu người dùng tiếp xúc trực tiếp với thiết bị. Nếu hệ thống phát hiện có người lạ đứng trước smartphone của bạn, nó sẽ ngừng hoạt động.
Đây là “mật mã” tương lai của tất cả thiết bị công nghệ bạn sở hữu.
Cường độ điện từ của ra-đa Doppler còn “nhỏ hơn Wifi”, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng. “Chúng ta đang sống trong môi trường tràn ngập Wifi mà không gặp vấn đề gì, hệ thống chúng tôi đang phát triển cũng an toànnhư Wifi, không có gì đáng lo cả.” Xu nhấn mạnh.
Đội nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách thu nhỏ máy quét Cardiac, có thể tích hợp vào nhiều thiết bị như: bàn phím máy tính, điện thoại di động, thậm chí cả máy quét an ninh sân bay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín