Tận dụng thời cơ, Hàn Quốc hướng tới vượt Trung Quốc về nhập khẩu thiết bị sản xuất chip
Hãng tin Bloomberg nhận định ngôi vị bá chủ sản xuất chip nhớ của Trung Quốc đang bị đe dọa.
- Huawei P60 chính thức: Thiết kế mới, camera điều chỉnh được khẩu độ, chip Snapdragon 8+ 4G, giá từ 15,4 triệu đồng
- Nhìn cách người Trung Quốc làm mạng xã hội mà thán phục: Xiaohongshu - Cuốn "cẩm nang đỏ" biết tuốt, hỏi gì đáp nấy!
- Ngỡ ngàng trước mẫu Bphone gập từ Trung Quốc: Nhiều tính năng mà iPhone và Android không có, mức giá “không thể tin nổi”
- Google đình chỉ ứng dụng thương mại điện tử Trung Quốc mới 8 năm tuổi nhưng có đến hơn 700 triệu người dùng
Theo hãng tin Bloomberg, Hàn Quốc được dự đoán sẽ vượt Trung Quốc về chi tiêu mua sắm thiết bị sản xuất chip điện tử vào năm tới trong bối cảnh Mỹ siết chặt lệnh xuất khẩu công nghệ, qua đó làm thay đổi cán cân chuỗi cung ứng mảng bán dẫn.
Cụ thể, số liệu của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) cho thấy Hàn Quốc sẽ tăng 41,5% mức đầu tư cho các thiết bị sản xuất công nghệ, đạt 21 tỷ USD vào năm 2024 trong khi Trung Quốc chỉ tăng 2% lên 16,6 tỷ USD.
Báo cáo này cho thấy Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng những thiết bị sản xuất chất bán dẫn khi Mỹ ngày càng gây nhiều sức ép, buộc những hãng cung ứng lớn trên thế giới như ASML của Hà Lan phải tham gia liên minh cấm xuất khẩu công nghệ.
Với việc Hà Lan và Nhật Bản đồng ý siết chặt hạn chế xuất khẩu mặt hàng thiết bị sản xuất công nghệ cho Trung Quốc, những sản phẩm như máy sản xuất chip điện tử từ các hãng Nvidia, Tokyo Electron sẽ bị đặt ngoài tầm với của các nhà máy đặt tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Tuy nhiên quyết định này cũng có hệ lụy khi hàng loạt các nhà cung ứng từ Applied Materials, Lam Research hay KLA đều được dự báo mất hàng tỷ USD doanh số trong năm 2023 vì không được bán cho thị trường Trung Quốc.
Hiện mảng chip điện tử đang trở nên cực kỳ nóng bỏng do linh kiện này đóng yếu tố chủ chốt cho hàng loạt mảng công nghệ, từ trí thông minh nhân tạo, xe điện tự lái cho đến cả mảng quốc phòng như tên lửa.
Ví dụ như ChatGPT của OpenAI hiện phải sử dụng hàng chục nghìn chip A100 của Nvidia, loại chip bị cấm bán sang Trung Quốc, cho hệ thống siêu máy tính để xử lý dữ liệu.
Hãng tin Bloomberg nhận định với việc Mỹ muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang là nước chiếm thị phần lớn nhất trong mảng sản xuất chip nhớ, thì Hàn Quốc sẽ nhanh chóng trở thành thị trường thay thế với những ưu thế sẵn có.
Tổng thống Hàn QUốc Yoon Suk Yeol vào đầu tháng 3/2023 đã tuyên bố kế hoạch đầu tư 300 nghìn tỷ Won, tương đương 230 tỷ USD cho tổ hợp sản xuất chip điện tử miền nam thủ đô Seoul. Dự án này chủ yếu đến từ Samsung Electronics và sẽ liên tục hoàn thiện cũng như đi vào vận hành trong vòng 20 năm tới.
Ngoài ra, Samsung cũng đã khởi công xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Texas để tận dụng thu hút nhiều hợp đồng hơn từ động thái hiện nay của Mỹ, nhất là khi nhiều doanh nghiệp muốn tìm nguồn cung mới nhằm tránh những bất ổn địa chính trị.
Đồng thời, hãng TSMC của Đài Loan cũng được dự đoán vẫn sẽ giữ được vị thế là doanh nghiệp sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chính là thị trường này sẽ tăng đầu tư thêm 4,2% lên 24,9 tỷ USD năm 2024 cho mảng thiết bị sản xuất công nghệ.
Tương tự, Nhật Bản cũng tham dự cuộc chơi khi tăng đầu tư mảng thiết bị sản xuất công nghệ lên 7 tỷ USD vào năm tới. Quốc gia này cũng đã chấm dứt lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Hàn Quốc sau khi các nhà lãnh đạo của 2 nước đã có cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Tokyo do phía Mỹ tổ chức.
Báo cáo của SEMI cho biết chi tiêu cho thiết bị sản xuất công nghệ trên toàn cầu sẽ tăng 21% lên 92 tỷ USD vào năm 2024 sau khi giảm 22% trong năm nay do nhu cầu chip điện tử hiện tại yếu.
*Nguồn: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín