Đội quân đất nung bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có kích cỡ bằng người thật với nhiều nét mặt biểu cảm khác nhau.
Quân đội đất nung của Tần Vương
Phải cần đến dây chuyền sản xuất 1,000 người mới tạo ra được đội quân bằng đất nung này của Tần Thủy Hoàng. Nếu tính cả chân đế, những bức tượng cao khoảng 6 đến 6.5 feet ( khoảng 1.8 đến 2 mét ), bằng đúng kích cỡ người thật. Quá trình tạo ra những bức tượng này bắt đầu với việc tạo ra những chân đế cho chúng trước. Sau đó, họ gắn chân những bức tượng lên trên đó. Cánh tay, thân mình và đầu cũng được sản xuất hàng loạt. Những người nghệ nhân đã sử dụng nhiều khuôn mẫu với các kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng cũng như tính chân thực trong từng bức tượng.
Các nhà khảo cổ đã xác định được ít nhất tám mẫu khuôn mặt tượng phản ánh sự đa dạng dân tộc của vương triều nhà Tần vẫn còn nguyên vẹn. Trước khi vận chuyển các chiến binh đất sét vào lò nung, các nghệ nhân đã chạm khắc nhiều chi tiết hoàn toàn bằng tay. Một số chiến binh mang nét mặt thanh thản, trong khi người khác lại thể hiện sự gay gắt với nhiều kiểu khuôn mặt đa dạng. Ngay cả tóc và mũ đội cũng được chú ý đặc biệt. Tùy theo cấp bậc khác nhau mà mũ của họ được chạm khắc phức tạp, tinh xảo với mức độ khác nhau.
Những bức tượng chiến binh cũng đã từng được tô màu sắc rất sống động. Sau khi được đưa ra khỏi lò nung, chúng được phủ một lớp sơn mài và cùng với một hỗn hợp từ bột màu tím, xanh lá cây và màu đỏ trộn với trứng. Thật không may, thành phần hóa học của sơn mài đã phản ứng với độ ẩm. Và khi những bức tượng được đưa lên từ dưới lòng đất, lớp sơn bị tróc ra và mất màu. Tuy nhiên, những bức tượng vẫn cho thấy những chi tiết mà trước đây chưa từng thấy trong nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc. Mỗi chiến binh cũng đều mang một dấu ấn nhỏ của nơi sản xuất chúng. Nhờ dấu ấn này, với bất kỳ sản phẩm nào bị sai sót, lò nung đó sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Tần Vương.
Tầm quan trọng của đội quân đất nung
Với một con người độc tài như Tần Vương, ông cũng có một lý do chính đáng để sợ cái chết. Hàng ngàn người đã thiệt mạng để phục vụ cho lợi ích của Tần Vương cũng như lợi ích của vương triều, và ông bị ám ảnh nỗi sợ sẽ gặp sự trả thù ở thế giới bên kia. Điều này giải thích lý do tại sao quân đội đất nung lại được xây dựng ở phía đông của lăng mộ. Tần Thủy Hoàng là người đến từ phía Tây và đã tiến hành cuộc chinh phạt của mình sang các vương quốc phía Đông; do vậy, quân đội này sẽ ngăn chặn bất kì người nào tìm cách trả thù ông.
Khu lăng mộ có kích thước tương tự với khu Manhattan ở NewYork và Tần Vương cũng không muốn quân đội của mình chỉ dừng lại ở con số 7,000 chiến binh. Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, lăng mộ của ông còn có đầy cạm bẫy nguy hiểm, trong đó có cả nỏ bắn tự động. Ở bên trong, các buồng cũng được tôn tạo từ vàng và trang trí bằng ngọc trai. Các văn tự cổ cũng đề cập đến dòng sông bên trong và các nghiên cứu cũng đã xác thực hàm lượng thủy ngân cao bất thường trong lòng đất gần nơi chôn cất.
Trong số 600 địa điểm mà các nhà khảo cổ đã khai quật được, họ đã phát hiện ra một di vật đặc biết đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Trung Hoa. Họ tìm thấy một nhóm gồm 11 diễn viên nhào lộn được chạm khắc chi tiết đến khó tin vào thời kì đó. Họ còn thấy cả cơ bắp tay và những khối cơ ở sau lung ở những bức tượng này. Đáng chú ý, đó là những hiện vật đầu tiên cho thấy sự phát triển trong nghệ thuật điêu khắc con người với mức độ chân thực nhất ở Trung Quốc.
Bức ảnh được cho là của một trong những diễn viên nhào lộn
Hoàng đế Tần đã thiết lập một tiêu chí cho những lăng tẩm của những quốc vương của vương triều sau này. Một số lăng tẩm cũng khá ấn tượng nhưng chưa cái nào có thể đạt được độ tinh xảo, phức tạp như của vị vua đầu tiên của Trung Quốc –Tần Thủy Hoàng.
Những đội quân đất nung khác
Mặc cho sự khao khát tìm kiếm sự trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng qua đời vào năm 210 trước Công nguyên. Chỉ 4 năm sau, năm 106 trước Công nguyên, nhà Hán thống trị Trung Quốc thời bấy giờ. Trong quãng thời gian đó, các nhà sử học cho rằng những kẻ đào mộ đã đột nhập vào lăng mộ để lấy cắp đồ quý, dựa trên nhiều bằng chứng về lửa trong hố khai quật và các chiến binh đất nung bị tìm thấy bị đổ vỡ lung tung.
Nhưng không chỉ Tần Vương muốn có một quân đội để bảo vệ mình ở thế giới bên kia. Một lăng mộ hoàng gia được phát hiện cách khoảng 40km từ lăng mộ Tần vương vào năm 1990. Hàn Linh Đế, người đã lên ngôi sau 53 năm kể từ khi nhà Tần tan rã, cũng đã đặt cả một thành phố sống động với nhiều tượng đất nung cho riêng mình. Ngoài quân lính, phụ nữ và các hoạn quan, di tích cũng bao gồm hàng trăm con chó, cừu và cả lợn tập trung tại một chỗ được xác định là nhà bếp của hoàng gia. Tuy nhiên, những bức tượng giữa hai triều đại cũng có sự khác biệt rõ rệt. Những bức tượng của triều Hán chỉ nhỏ bằng 1/3 những bức tượng của vua Tần Thủy Hoàng. Các nhà sử học giải thích cho sự khác biệt này là bởi cách cầm quyền của hai vương triều là khác nhau. Nhà Hán có phần công bằng hơn, và chú trọng cắt giảm thuế cho người dân cũng như tạm dừng cách cưỡng bức lao động, khác hẳn với thời vua Tần Thủy Hoàng.
Trở về phía Nam của Bắc Kinh ở tỉnh Sơn Đông, một đội quân đất nung cũng đã được khai quật lên vào năm 2002. Lăng mộ này có thể là của một vị vua đời Hán hoặc của một gia đình hoàng tộc. Bên trong lăng mộ bao gồm hàng trăm chiến binh đất nung, ngựa và xe ngựa xếp theo một đội hình đặc biệt với kị binh dẫn đầu. Các chuyên gia nhận định đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy trận hình chiến đấu của đội quân thời Hán thời bấy giờ. Khu lăng mộ này có diện tích khoảng gần 1,000 mét vuông và những bức tượng này đều có kích thước nhỏ hơn nhiều so với đội quân của Tần Vương.
Với gần 30 ngôi mộ hoàng tộc từ thời đại nhà Hán cũng như nhà Đường nằm rải rác xung quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ vẫn còn cả núi công việc ở phía trước. Nhưng lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chiếm được sự quan tâm đặc biệt không chỉ với các nhà khảo cổ học mà còn với những du khách tham quan có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp huyền bí của từng bức tượng đất nung đã ở dưới lòng đất gần 2,200 năm tuổi. Mặc dù 7,000 chiến binh của Tần Vương không thể cản được sự tò mò của quần chúng đến tìm hiểu nhưng ông chắc chắn sẽ hài lòng khi biết rằng nơi an nghỉ của ông đã không hề bị trả thù hay đập phá trong một khoảng thời gian lâu đến như vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android