Hi vọng biện pháp này sẽ tạo nên sự khác biệt
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp là một ngành kinh doanh lớn, nó giết chết hàng ngàn loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng mỗi năm. Tê giác là một trong những loài bị săn bắt trộm nhiều nhất. Những chiếc sừng tê giác được bán với giá rất cao ở chợ đen, có thể lên tới 100.000 USD/1kg.
Sừng tê giác thường được dùng để tạo tác các đồ thủ công mỹ nghệ ở vùng Đông Á và được tin rằng có công dụng chữa bệnh trong một số phương thuốc cổ truyền phương Đông, mặc dù điều này thiếu cơ sở khoa học.
Công ty khởi nghiệp Pembient là một cơ sở công nghệ sinh học ở Seattle - Mỹ, đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác bằng cách mô phỏng lại chúng, sử dụng các hình ảnh 3D về cấu trúc sừng tê giác, đi kèm với một số chiến lược kinh tế thông minh.
Ý tưởng của công ty là tạo ra sừng tê giác từ keratin - một chất tương tự có trong móng tay và tóc con người, bằng cách sử dụng công nghệ mô phỏng sinh học 3D, CEO của Pembient và người đồng sáng lập Mathew Markus nói với tờ Business Insider.
Markus đã bắt đầu tạo lập Pembient từ năm 2015 cùng với George Bonaci, người bây giờ làm phó giám đốc sản phẩm.
Tê giác bị săn bắn nhiều nhất ở Nam Phi và được tiêu thụ tại các thị trường châu Á. Số lượng loài này hiện đang giảm mạnh trong thời gian gần đây, một thực tế tàn khốc là có 1.338 con tê giác đã bị giết ở Nam Phi chỉ trong năm 2015, tăng từ mức chỉ 13 con năm 2007, theo IUCN.
“Theo một bài báo được công bố trên tạp chí Bảo tồn Sinh học, ở thị trường đồ cổ và đồ mỹ nghệ của Trung Quốc có một vấn đề lớn. Đó là phần lớn người mua ở Trung Quốc trả giá cao cho sừng tê giác và coi nó như một khoản đầu tư hoặc là vật có thể sinh lời.” nghiên cứu của nhà nhân chủng học Yufang Gao có viết.
“Vậy mục tiêu của Pembient đó là bán phá giá thị trường này. Bằng cách đem bán những chiếc sừng được làm y như thật (từ hình dáng, kích cỡ, cấu trúc nguyên tử và phân tử) với giá rẻ hơn thị trường.” Markus nói.
Những chiếc sừng được nhân tạo này sẽ trông giống y như thật và đem lại cảm giác như thật, việc phân biệt chiếc sừng tê giác tự nhiên và nhân tạo là hoàn toàn bất khả thi.
Sau cùng, những chiếc sừng nhân tạo này sẽ được bán như là các loại vật liệu thô sử dụng trong chạm khắc truyền thống ở châu Á và được sử dụng để tạo ra các hàng hóa có giá trị cao như vòng đeo tay hoặc những chiếc lược, được bán với giá cắt cổ ở các chợ đen.
Do Pembient mới chỉ trong những giai đoạn đầu, việc thiết lập giá cho sản phẩm sừng tê giác nhân tạo vẫn chưa thực hiện.
Chiến lược của Pembient không phải giảm thiểu nhu cầu về sừng tê giác. Việc giảm nhu cầu về sừng tê giác gần như là việc không thể.
“Những hành vi mua bán sừng tê giác này được tạo nên qua hàng ngàn năm văn hóa, nó thậm chí còn cổ xưa hơn cả lễ Tạ Ơn,” Markus nói thêm “Chúng ta không chỉ đơn giản bảo họ dừng lại”.
Thay vì tập trung vào việc giảm nhu cầu về sừng tê giác, Pambient muốn làm cho thị trường này tràn ngập loại sừng tê giác nhân tạo giá rẻ, từ đó giảm giá mặt hàng này trên tổng thể.
Bằng việc tung sản phẩm sừng tê giác nhân tạo vào chuỗi cung ứng ở nhiều điểm khác nhau, Markus giải thích, mọi người sẽ không biết ngay cả khi họ mua phải sừng tự nhiên hay nhân tạo.
Đây mới là phần quan trọng: sản xuất những chiếc sừng tê giác nhân tạo sẽ tốn ít chi phí, vậy giá bán của nó cũng sẽ rẻ hơn.
Lý tưởng nhất, cả thị trường sừng tê giác sẽ giảm giá do không có cách để phân biệt chính xác sừng tê giác tự nhiên và nhân tạo. Một khi giá của sừng tê giác giảm xuống thì số lượng những kẻ săn trộm tê giác cũng giảm xuống.
“Pembient đã mượn ý tưởng này từ một khái niệm kinh tế học được gọi là quy tắc Gresham” theo Markus. Trong khi các nhà bảo tồn chủ yếu cảnh giác với cách tiếp cận của Pembient thì Makus đã chỉ ra sự thay đổi trong nhận thức của mọi người trong thời gian gần đây.
“Đó có thể là dại dột nếu loại trừ khả năng việc buôn bán sừng tê giác (cả tự nhiên và nhân tạo) có thể đóng một vai trò trong chiến lược bảo tồn trong tương lai” theo TRAFFIC, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi việc buôn bán động vật hoang dã, viết trong một bài báo vào tháng Tư.
Một biện pháp khác để ngăn chặn việc săn bắn tê giác đó là cắt bỏ sừng của những con tê giác còn sống. Được thực hiện bởi các kiểm lâm viên và các bác sĩ thú ý ngay cả khi sừng mọc lại. Tuy nhiên cũng có một vấn đề, những chiếc sừng bị loại bỏ này sẽ được sử dụng hoặc lưu trữ ở đâu?
Markus nghĩ rằng, chiến lược của Pembient có thể làm giảm giá của sừng tê giác thông qua việc phổ biến nó. Biện pháp này hiệu quả hơn nhiều so với giảm nhu cầu sừng tê giác.
“Nếu bạn phong tỏa sừng tê giác, bạn sẽ tạo ra tâm lý cấm đoán” Markus nói. “Và tâm lý cấm đoán này tạo ra tội phạm, tham nhũng và mọi thứ khác đi kèm với thị trường chợ đen.”
Tuy nhiên, một số nhà bảo tồn không đồng ý với quan điểm này. Tổ chức phi chính phủ Rhino International và Save The Rhino International đã chỉ ra rằng, có rất nhiều sừng tê giác ở chợ đen là giả mạo vẫn được bán với giá trên trời và săn bắn tê giác vẫn là một vấn đề lớn.
“Hơn 90% sừng tê giác đang được lưu hành là giả (phần lớn được lấy từ sừng trâu hoặc gỗ), nhưng tỷ lệ săn bắn vẫn tiếp tục tăng hàng năm,” được viết trong một tuyên bố chung của hai tổ chức nói trên, trích dẫn từ một nghiên cứu của TRAFFIC.
Tuyên bố cũng nêu lên việc phát triển và tiếp thị sừng tê giác (cả nhân tạo và tự nhiên) sẽ làm chuyển hướng sự chú ý của mọi người khỏi việc dừng săn bắn tê giác, trong khi đây mới chính là vấn đề thực sự cần giải quyết.
Vào cuối tháng Chín vừa qua, Markus nói rằng ông ta sẽ tham dự cuộc họp lần thứ 17 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước về buôn bán động vật nguy cấp của Wild Fauna và Flora (CITES) để cùng ngồi bàn thảo với các nhà bảo tồn hàng đầu.
Tại đây, các nhà bảo tồn hàng đầu, cũng khởi nghiệp như Pembient, sẽ tiếp tục bàn thảo về tương lai của việc bảo tồn loài tê giác.
“Chúng ta có cùng chung một mục tiêu” Makus nói. “Nhưng lại có rất nhiều bất đồng.”
“Và trong tương lai, Pembient sẽ có một khoảng thời gian “tương đối tĩnh lặng” trước khi tham gia sản xuất vẩy tê tê, ngà voi và những nguyên liệu quý hiếm khác được lấy từ các loài nguy cấp.” theo Markus.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming