Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ

    Đ.L, Theo Helino 

    Tuyến tàu còn đặc biệt ở chỗ nó gồm hai đoàn tàu "song sinh", có thể tách ra ở giao điểm Okayama để đi về 2 phía khác nhau.

    Thập niên 60 của thế kỉ trước chứng kiến sự bùng nổ của kinh tế Nhật Bản, kéo theo các đầu tàu hỏa chạy băng băng khắp mọi miền đất nước. Tuyến đường sắt hiện đại đầu tiên được người Nhật khánh thành vào năm 1964. Liền sau đó, có hàng loạt chuyến tàu chạy xuyên đêm với chỗ nằm nghỉ thoải mái, đưa người dân đi dọc xứ Phù Tang.

    Dù vậy, đến thập niên 70, số lượng tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật đạt mức đỉnh điểm rồi bắt đầu thoái trào, nhường chỗ cho các dịch vụ vận chuyển "sinh sau đẻ muộn" như đường sắt cao tốc, chuyến bay nội địa và xe buýt chạy ban đêm với giá rẻ.

    Theo Japan Guide, đến năm 2016, chỉ còn lại mỗi Sunrise Express (tạm dịch: Tàu tốc hành Mặt trời mọc) vẫn miệt mài băng băng trong đêm, để đến khi mặt trời lên, hành khách tỉnh giấc thì tàu cũng vừa vào ga.

    Sunrise Express gồm 14 toa chạy từ ga Tokyo, nhưng đến ga Okayama sẽ tách ra làm 2 đoàn tàu nhỏ - mỗi đoàn 7 toa. 

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 1.

    Ra đời từ năm 1998, Sunrise Express là tuyến tàu "ngủ đêm" duy nhất còn sót lại ở Nhật (Ảnh: Ajitk55)

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 2.

    Con tàu đã 21 tuổi, bề ngoài giản dị nhưng luôn được giữ sạch sẽ, bóng loáng (Ảnh: japantravel)

    Đó là đoàn tàu Sunrise Seto chạy về Takamatsu, và "chị em song sinh" của nó - Sunrise Izumo chạy về phía Izumoshi.

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 3.

    (Ảnh: Ajitk55)

    Trên hành trình trở về, 2 đoàn vẫn chạy riêng rẽ cho đến khi gặp lại ở giao điểm Okayama, lại cùng nhau "hợp thể" mà thẳng tiến về Tokyo.

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 4.

    (Ảnh: kiji.life)

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 5.

    (Ảnh: osakastation)

    Tàu chạy hằng đêm từ Tokyo lúc 10 giờ tối, lần lượt đến Takamatsu vào 7:27 sáng và Izumoshi lúc 9:58 sáng. 

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 6.

    Tàu chạy xuyên đêm nên du khách tiết kiệm được 1 đêm nghỉ khách sạn (Ảnh: sandy_ganlath).

    Sunrise Express không có ghế ngồi bình thường mà toàn là giường nằm, chia làm 6 loại khác nhau. Dưới đây là khoang hạng A - Single Deluxe (cao cấp và riêng tư nhất).

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 7.

    (Ảnh: Wikimedia Commons)

    Vị trí hạng A này giống như một căn phòng ấm cúng dành riêng cho bạn. Trong đó có bàn ghế, đèn dịu nhẹ, radio, áo ngủ, dép lê, bộ kem đánh răng... Hành khách còn có nhà tắm riêng để sử dụng thỏa thích.

    Khoang hạng B chia làm 4 dạng nhỏ: Sunrise Twin, Single Twin, Single và Solo, tất cả đều giới hạn 1-2 hành khách mỗi phòng. 

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 8.

    Ít tiện nghi hơn khoang hạng A nhưng không gian vẫn rất riêng tư và thoải mái (Ảnh: Wikimedia Commons).

    Dành cho người "ham vui": khoang Nobinobi

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 9.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 10.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 11.

    Ảnh: apubby, studioshuko, gwu

    Nó giống như phòng ngủ chung với giường tầng, nhưng mỗi giường đều đủ dài để bạn duỗi chân rồi đánh 1 giấc tới sáng. Còn nếu thức khuya, bạn có thể trầm tư nhìn ra ngoài ô cửa sổ, ngắm thành phố lên đèn hay cảnh sắc miền quê nước Nhật lúc tờ mờ sáng. Khoang Nobinobi cũng là nơi dễ nhất để bắt gặp đời sống thường ngày của hành khách địa phương.

    Nobinobi thì không có phòng tắm riêng, nhưng hành khách có thể mua dịch vụ để sử dụng bồn tắm công cộng trong vòng 6 phút. 

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 12.

    (Ảnh: apubby)

    Số lượng có hạn nên ai muốn tắm thì đều phải mua sớm. Ngoài ra, nước chỉ chảy đúng 6 phút nên phải tranh thủ, tập trung chuyên môn chứ không hát hò gì hết. Mà cũng đừng quá lo, luôn có 1 bảng điện tử đếm giờ để hỗ trợ bạn.

    Trên tàu Sunrise còn có phòng ăn ngăn nắp, máy bán hàng tự động, khu hút thuốc,... Lại còn có 1 toa tàu đặc biệt với lối đi riêng dành cho xe lăn. Ngoài ra, mọi toa tàu đều mang vẻ đẹp cổ điển và sạch sẽ vô cùng.

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 13.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 14.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 15.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 16.

    Ảnh: Wikimedia Commons, Happytrain_sunamichan, apubby

    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 17.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 18.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 19.
    Tàu hỏa xuyên đêm ở Nhật Bản: Bên ngoài cũ kĩ đơn sơ, bên trong nội thất tiện nghi bất ngờ - Ảnh 20.

    Ảnh: 4travel.jp, gracephotography, seatsixtyone, Hakuto_Tabito

    Biết đâu sẽ có cặp đôi nào cùng đón tàu ở Tokyo, cùng đi suốt đến thành phố Okayama rồi "chàng rẽ trái nàng rẽ phải" về 2 hướng khác nhau, chờ đến lúc trùng phùng trên hành trình về lại thủ đô. Trải nghiệm đó nghe cũng có vẻ thú vị đúng không?

    (Theo Bright Side, boredpanda)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ