HIện tại, Yutu đã trở thành thiết bị thám hiểm có thời gian hoạt động dài nhất trên Mặt Trăng từ trước đến giờ.
Hôm 22/12, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo tàu thám hiểm tự hành Yutu của họ đã phát hiện một loại đá dung nham mới trong khi tìm kiếm khoáng vật trên bề mặt Mặt Trăng. Loại đá này khác biệt hoàn toàn với những mẫu vật mà các phi hành gia Hoa Kỳ tìm thấy vào năm 1969, 1972 hay những gì Liên Xô tìm thấy vòa năm 1976,
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết họ đã nhận thấy một loại đá dung nham mới có tổ hợp khoáng chất đặc biệt so với các mẫu từ những nhiệm vụ Apollo, Luna và các thiên thạch từ Mặt Trăng. Những viên đá được phát hiện khi thiết bị thám hiểm kiểm tra các miệng núi lửa ở khu vực Mare Imbrium trên Mặt Trăng. Đây là nơi có đặc điểm địa chất trẻ, hình thành khoảng 2,9 tỷ năm trước.
Theo giới khoa học nhận định, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của Mặt Trăng nếu họ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần khoáng chất có trong mẫu vậy mới này. Bên cạnh đó, các thông tin hóa học và khoáng vật học từ tàu thám hiểm tự hành Yutu sẽ cung cấp kiến thức nền tảng về sự hình thành một số núi lửa trẻ nhất trên Mặt Trăng.
Từ trước đến này, nguồn gốc hình thành của Mặt Trăng vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học khi có khá nhiều giả thuyết được đặt ra đối với vấn đề này. Một trong những giải thích thuyết phục nhất là Mặt Trăng được hình thành từ những mảnh vụn trong vụ va chạm giữa hai hành tinh. Theo giả thuyết lực va chạm khổng lồ, một trong hai hành tinh chính là Trái Đất lúc vừa mới hình thành. Thiên thể còn lại là Theia, một hành tinh lớn bằng sao Hỏa.
Hiểu biết về thành phần của Mặt Trăng có thể giúp các nhà khoa học xác định những gì đã xảy ra. Nếu có thể xác định những vật chất kết hợp tạo thành Mặt Trăng, họ có thể tìm ra nguồn gốc của nó. Do hoạt động của núi lửa giúp mang khoáng chất từ lõi của một hành tinh tới bề mặt, nghiên cứu đá núi lửa cũng là chìa khóa để xác định thành phần cấu tạo của Mặt Trăng. Đá dung nham mới tìm thấy bởi tàu tự hành Yutu có thành phần khoáng chất khác với những phát hiện trước đó và sự khác biệt này nói lên nhiều điều.
Giáo sư Bradley Joliff, chuyên gia ngành khoa học hành tinh của đại học Washington, cho biết: "Sự đa dạng về các loại mẫu vật đá cho chúng ta biết thành phần khoáng chất của lớp vỏ Mặt Trăng ít đồng nhất hơn so với Trái Đất. Khi đặt song song thành phần hóa học với độ tuổi, chúng ta có thể thấy kết cấu núi lửa của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian. Do các khoáng chất kết tinh ở nhiệt độ khác nhau khi đá núi lửa nguội đi, các viên đá có thành phần khác biệt có thể hé lộ thông tin về những gì diễn ra sâu bên trong Mặt Trăng".
Tàu thám hiểm tự hành Yutu được Cơ quan không gian Trung Quốc đưa lên vũ trụ từ tháng 12/2013 với sự hỗ trợ của tên lửa Chang'e 3. Thiết bị này được chế tạo bởi Viện Kỹ thuật Hệ thống hàng không vũ trụ Thượng Hải và Viện phát triển tàu vũ trụ Bắc Kinh. Yutu dược trang bị những hệ thống thu thập thông tin và thăm dò địa chất, như camera panorama, các thiết bị đo lường bằng ra-đa… Nó có thể làm việc trong điều kiện bức xạ cao, chân không hay nhiệt độ cực nóng. Yutu có thể leo dốc cao đến 30 độ và di chuyển với tốc độ 200m/h. HIện tại, Yutu đã trở thành thiết bị thám hiểm có thời gian hoạt động dài nhất trên Mặt Trăng từ trước đến giờ.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương