Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 6/1 cho biết, tàu thăm dò mặt trời Aditya-L1 của nước này đã đến đích trong khung thời gian 4 tháng theo kế hoạch.
Đây là sứ mệnh thăm dò mặt trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO).
Trong bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây là Twitter), Thủ tướng Modi nhấn mạnh: "Ấn Độ tiếp tục ghi thêm một dấu mốc. Đây là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi trong việc thực hiện một trong những sứ mệnh không gian phức tạp và rắc rối nhất".
Tàu Aditya-L1 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota thuộc bang Andhra Pradesh (miền Nam Ấn Độ) hôm 2/9 và đi vào quỹ đạo lần thứ nhất sau đó một ngày. Trong vòng 4 tháng, con tàu đã di chuyển được xấp xỉ 1,5 triệu km, một phần rất nhỏ trong quãng đường 150 triệu km giữa Trái đất tới mặt trời.
Hiện Aditya-L1 đã tự đến điểm Lagrange L1, nơi có thể nghiên cứu mặt trời mà không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng che khuất thiên thể. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quầng mặt trời và tác động đến thời tiết trong vũ trụ. Tại điểm Lagrange L1, nhờ tác động của lực hấp dẫn, trạng thái của mọi vật tương đối ổn định, do đó giúp tàu Aditya-1 tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ.
Dự kiến, tàu Aditya-L1 sẽ tiến hành viễn thám mặt trời và quan sát tại chỗ trong khoảng 5 năm.
Sứ mệnh Aditya-L1 là thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ sau khi trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu đến vùng cực Nam của Mặt Trăng với sứ mệnh Chandrayaan-3 hồi tháng 8/2023.
Xe tự hành thăm dò mặt trăng trong nhiệm vụ Chandrayaan-3 đã rời khỏi tàu vũ trụ vào hôm 24/8, bắt đầu thám hiểm bề mặt của mặt trăng.
Cơ quan Nghiên cứu Không gian Ấn Độ thông báo trên mạng xã hội: "Xe địa hình Ch-3 đã rời khỏi khoang đáp, và Ấn Độ đi dạo trên mặt trăng!".
Đây được xem là bước tiến rất quan trọng đối với việc thám hiểm mặt trăng và vị thế của Ấn Độ, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga thất bại khi đáp tàu xuống cực Nam mặt trăng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?