Akrasia chỉ trạng thái khi bạn làm một điều trong khi bản thân biết rằng bạn nên làm một điều khác. Cụ thể hơn, đó là sự thiếu tự kiểm soát. “Akrasia” là những tác nhân ngăn cản bạn làm những việc bạn đã đặt ra trước đó.
Năm 1829, Victor Hugo đã ký một thoả thuận với nhà xuất bản để cho ra mắt cuốn sách với tựa đề “The Hunchback of Notre”. Nhưng thay vì tập trung vào viết bản thảo, Hugo đã giành phần lớn thời gian vào những công việc khác. Mùa hè năm 1830, nhà xuất bản đã bày tỏ sự thất vọng ghê gớm của mình bởi sự trì hoãn hết lần này tới lần khác của Hugo bằng cách gia hạn thêm cho ông thời gian chưa tới 6 tháng để hoàn thành cuốn sách vào tháng Hai năm 1931.
Hugo đã lên kế hoạch để khắc phục thói xấu không chuyên tâm của mình. Ông cất hết quần áo, không có gì để mặc ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Không có quần áo để đi ra ngoài, Hugo đã không còn bị cám dỗ bởi những việc bên ngoài bàn sách và không bị phân tâm. Ở trong nhà và viết bản thảo là lựa chọn duy nhất của Hugo.
Hugo miệt mài viết cuốn sách mới trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1830. Đến ngày 14 tháng Một năm 1931, “The Hunchback of Notre Dame” đã được xuất bản – sớm hơn hai tuần so với dự kiến.
Kiểu hành vi “Akrasia”
Trong nhiều thế kỷ, con người luôn có cớ để trì hoãn hết việc này đến việc kia. Ngay cả những tác giả với sức viết sung mãn như Victor Hugo cũng không thể hoàn toàn tránh xa khỏi các phiền nhiễu đến từ xã hội. Vấn đề này được các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates và Aristotle đã dùng một thuật ngữ để mô tả kiểu hành vi hay trì hoãn do các tác nhân từ bên ngoài này là “Akrasia”.
*Akrasia chỉ trạng thái khi bạn làm một điều trong khi bản thân biết rằng bạn nên làm một điều khác. Cụ thể hơn, đó là sự thiếu tự kiểm soát. “Akrasia” là những tác nhân ngăn cản bạn làm những việc bạn đã đặt ra trước đó.
Vì sao Victor Hugo đã lên kế hoạch viết một cuốn sách mới nhưng lại trì hoãn nó hơn một năm? Vì sao chúng ta đã lập kế hoạch, đặt ra thời hạn, cam kết thực hiện mục tiêu nhưng cuối cùng lại không làm gì hết?
Chúng ta lập kế hoạch nhưng không thực hiện chúng
Một lời giải thích cho lý do tại sao “akrasisa” hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta cứ kéo dài sự trì hoãn, chúng tôi đã đưa ra một thuật ngữ kinh tế học hành vi gọi là “thời gian không thống nhất.” Thời gian không thống nhất đề cập đến xu hướng bộ não người kích thích với giá trị phần thưởng ngay lập tức hơn là phần thưởng trong tương lai.
Khi bạn lập các kế hoạch cho bản thân – như đặt ra mục tiêu giảm cân, viết một cuốn sách hay học một ngôn ngữ mới – là bạn đang lập kế hoạch cho tương lại của mình. Bạn hình dung ra những gì bạn muốn cho cuộc sống trong tương lai. Và khi bạn nghĩ đến cuộc sống đó thì não bộ của bạn sẽ dễ dàng nhìn ra được các giá trị trong việc thực hiện các hành động với lợi ích lâu dài.
Tuy nhiên khi đến thời gian để thực hiện kế hoạch thì não bộ lại tự động suy nghĩ đến những lợi ích trong hiện tại. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những gì xuất hiện trong thời điểm hiện tại thực sự làm người ta hài lòng hơn là các mối lợi lâu dài về sau.
Đây là một trong những lý do vì sao bạn khi ngả lưng xuống giường bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều động lực để thay đổi thực tại nhưng đến khi thức dậy vào buổi sáng bạn sẽ lại thấy mình rơi vào khuôn mẫu cũ. Não bạn sẽ hướng đến lợi ích lâu dài khi đang trong dòng suy tưởng về tương lai nhưng nó sẽ ngay lập tức sa vào các giá trị thoả mãn ngay lập tức khi nói đến thời điểm hiện tại.
Một vài ý kiến cho rằng sự trì hoãn trong việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra khiến con người có cảm giác hưng phấn, thoả mãn, điều này như một dự báo tuyệt vời của thành công đang đến gần. Chúng ta cần phải chống lại các lôi kéo của sự tự hài lòng, điều này sẽ khiến bạn thu hẹp được khoảng cách giữa nơi bạn đang đứng và nơi bạn muốn đến.
3 cách để chống lại sự trì hoãn
Dưới đây là 3 cách để bạn vượt qua hành vi “akrasia”, chống lại sự trì hoãn và dễ dàng thực hiện được các kế hoạch đã đặt ra.
Thiết lập các hoạt động trong tương lai
Khi Victor Hugo cất hết quần áo để không thể ra ngoài được nữa, ông đã tự tạo ra một cam kết cho bản thân. Cam kết này giúp Hugo cải thiện được hành vi trì hoãn của mình bằng cách tạo ra các trở ngại khiến ông không thể có được cơ hội mất tập trung vào việc chính.
Với phương pháp tự tạo ra các cam kết này, bạn có thể mua các túi thực phẩm size nhỏ đủ dùng thay vì túi lớn, dùng cho nhiều lần. Bạn có thể tránh lãng phí thời gian bằng cách xoá hết các ứng dụng và trò chơi không cần thiết trên điện thoại di đông. Bạn có thể cất điều khiển tivi vào trong góc tủ quần áo và chỉ lấy ra khi có một chương trình truyền hình thực sự hay ho. Bạn có thể tự đề nghị với quản lý của các sòng bài đưa tên bạn vào danh sách cấm để bạn không có cơ hội đến đây trong tương lai. Hoặc bạn cũng có thể lập một tài khoản tiết kiệm tự động chuyển tiền vào mỗi khi đến ngày bạn nhận được lương. Trong các trường hợp khác nhau thì tự nguyện cam kết như trên cũng giúp ích rất nhiều cho tương lai của bạn. Hãy luôn tìm cách thực hiện hoá các mục tiêu của mình chứ không phải dựa vào sức mạnh của ý chí “mình sẽ làm được” mà bạn lại chẳng có một hành động thực tế nào. Hãy trở thành kiến trúc sư kiến tạo nên tương lai của mình chứ không phải nạn nhân của chúng.
Giảm áp lực ngay từ bước khởi đầu
Sự thất vọng khi trì hoãn không làm việc lớn hơn là sự thất vọng khi làm việc nhưng chưa thành công. Theo lời của Eliezer Yudkowsky, “So sánh giữa các thời điểm thì làm việc (dù chưa có kết quả) sẽ gây ít phiền muộn hơn là trì hoãn không làm gì cả.”
Thế nhưng vì sao chúng ta vẫn chần chừ không thực hiện kế hoạch? Bởi vì bản thân công việc không khó, cái khó nằm ở bước khởi đầu. Bạn cần xây dựng các thói quen khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch mới thay vì lo lắng liệu mình có làm được không trong khi vẫn giữ các thói quen cũ.
Đừng ngại ngần, hãy nỗ lực để thay đổi, bạn sẽ có những bước khởi đầu dễ dàng. Đừng quá lo lắng về kết quả cho đến khi bạn nắm vững từng bước để thực hiện kế hoạc
Cụ thể hoá mục tiêu
Một mục tiêu được thực hiện là khi bạn nêu ra kế hoạch và có hành động cụ thể tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Ví dụ, “Tôi sẽ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bắt đầu từ [ngày] tại [địa điểm] lúc [thời gian].
Có hàng trăm nghiên cứu cho thấy tập thể dục rất có lợi cho sức khoẻ của bạn, đặc biệt là phòng ngừa căn bệnh cúm đáng ghét. Trong một nghiên cứu tiêm phòng cúm, các nhà nghiên cứu xem xét trên 1 nhóm nhân viên gồm 3272 người và thấy rằng những người ghi lại ngày tháng và thời cụ thể theo kế hoạch tập thể dục đều đặn mỗi ngày đã đề ra trước đó thì ít có nguy cơ mắc bệnh cúm hơn những người còn lại.
Nói một cách đơn giản thì những gì bạn làm dựa trên thời gian cụ thể sẽ có kết quả rất khác biệt so với kế hoạch chung chung. Khả năng bạn hoàn thành mục tiêu khi nó được cụ thể hoá sẽ có cơ hội thành công gấp 2-3 lần.
Aristotle đưa ra một thuật ngữ khác, ngược lại với “akrasia” là “enkateria”. Trong khi “akrasia” đề cập đến sự “yếu đuối”, nạn nhân của sự trì hoãn thì “enkateria” lại có nghĩa là “sức mạnh nằm trong tầm kiểm soát”. Lập kế hoạch, loại bỏ các áp lực ngay từ đầu, và thay đổi những thói quen cũ cũng như cụ thể hoá mục tiêu là những bước đơn giản mà bạn có thể làm để có thể có một cuộc sống “enkateria”.
Tham khảo B.I
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android