Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa?

    Đức Khương,  

    Những nghiên cứu gần đây cho thấy, cao nguyên tuyết trắng tại dãy Himalaya đang dần bị chuyển sang màu xanh bởi sự phát triển của thảm thực vật, nhìn thì có vẻ như đây là một tín hiệu tốt, nhưng điều này có thực sự tốt tại nơi đây?

    Trên thế giới có tổng cộng 14 đỉnh núi có chiều cao trên 8.000 mét, trong đó có 10 đỉnh thuộc dãy Himalaya và 4 đỉnh còn lại thuộc dãy núi Karakoram gần đó.

    Dãy Himalaya còn được ví von là cực thứ ba của Trái Đất, và ngay cả trên thực tế, dãy núi này sở hữu lượng băng tuyết lớn thứ ba chỉ sau Bắc và Nam Cực, ngoài ra dãy núi này còn có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn một tỷ người ở Châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.

    Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa? - Ảnh 1.

    Gần đây, một nghiên cứu từ Đại học Exeter ở Anh cho thấy thảm thực vật ở dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) đang phát triển liên tục với tốc độ rất nhanh, phá vỡ dòng tuyết vốn có tại nơi đây, đồng thời những cao nguyên băng tuyết trắng cũng đang dần chuyển sang màu xanh.

    Có thể tại những nơi khác trên Trái Đất, thảm thực vật phát triển nhanh và phủ xanh những vùng đất rộng lớn là một tín hiệu đáng mừng cho thiên nhiên, nhưng tại đây, điều này lại có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, đây hoàn toàn không phải là một tín hiệu đáng mừng tại dãy Himalaya.

    Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa? - Ảnh 2.

    Trước đó, vùng biển Bắc Cực cũng liên tục chuyển sang màu xanh lục và thực vật phù du trong nước cũng phát triển một cách hết sức mạnh mẽ bởi sự tan chảy của băng và tuyết. Tuy nhiên, đây là một kết quả hết sức tồi tệ do những hoạt động của con người, bởi vậy những hiện tượng này hoàn toàn không phải sự phục hồi của tự nhiên trên Trái Đất.

    Lý do tại sao thực vật và thực vật phù du có thể sinh trưởng và phát triển tại những vùng đất cằn cỗi này là do sự nóng lên toàn cầu đã khiên một vùng băng tuyết tan chảy, cung cấp cho chúng đất để bám trụ và nước để phát triển, điều này sẽ đồng nghĩa với việc hệ sinh thái tại những vùng đất này sẽ phải đứng trước sự thay đổi hết sức mạnh mẽ và có thể dẫn đến việc thay đổi và cải tổ cả một hệ thống sinh thái địa phương vốn đã quá quen thuộc.

    Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa? - Ảnh 3.

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh vệ tinh của NASA từ năm 1993 và 2018 để đo mức độ phát triển của thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.

    Kết quả cho thấy diện tích thực vật ở dãy Hy Mã Lạp Sơn không ngừng mở rộng và "điên cuồng" bao vây mọi ngóc ngách. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng tổn thất băng và tuyết ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2016, đồng thời toàn bộ sông băng cũng đã mất một phần tư lượng băng trong 40 năm qua.

    Thảm thực vật ở Himalaya đang mở rộng nhanh chóng, đây là tín hiệu đáng mừng hay bắt đầu của một thảm họa? - Ảnh 4.

    Nhưng các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Tây Tạng, nhiều thảm thực vật có cơ chế tự làm mát thông qua sự bốc hơi của bề mặt lá, điều này có thể không làm tăng nguy cơ nóng lên và lũ lụt ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.

    Những nghiên cứu mâu thuẫn này đồng nghĩa với một điều đó là chúng ta vẫn chưa thể biết đủ được những tác động của sự nóng lên toàn cầu và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là về "cực thứ ba" của Trái Đất - dãy Hy Mã Lạp Sơn, trước đây đã bị bỏ qua.

    Không giống như sự nóng lên của Bắc và Nam Cực, sự tan chảy của băng tuyết ở đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của 1,4 tỷ người xung quanh 10 con sông lớn nhất châu Á. Bởi vậy nếu như hệ sinh thái ở nơi đây bị hủy hoại thì ắt hẳn nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ