Tham vọng không giới hạn về khoa học vũ trụ của Trung Quốc thể hiện qua dự án khổng lồ này

    Kuroe,  

    Dự án đầy tham vọng này đã ngốn của Trung Quốc tổng cộng 3 tỉ Nhân Dân Tệ - tương đương với khoảng 10.000 tỉ đồng. Trong đó 1,8 tỷ Nhân Dân Tệ dành cho việc giải phóng mặt bằng.

    Để hỗ trợ cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, mới đây Trung Quốc đã tiến hành xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới - mà theo lời quốc gia này, sẽ "dẫn đến những phát hiện nằm ngoài sức tưởng tượng của con người".

    Với đường kính lên tới 500 mét, kính viễn vọng FAST (Five-hundred-metre Aperture Spherical Radio Telescope) tọa lạc giữa những ngọn đồi tại khu vực tỉnh Quý Châu. Kính viễn vọng FAST chính thức được đi vào hoạt động vào hồi đầu tuần này.

     Diện tích gương phản chiếu của kính viễn vọng này tương đương với khoảng 30 sân bóng đá

    Diện tích gương phản chiếu của kính viễn vọng này tương đương với khoảng 30 sân bóng đá

    Chiếc kính viễn vọng này "tiêu tốn" của Trung Quốc gần 1,2 tỷ Nhân Dân Tệ (tương đương gần 4000 tỷ đồng), và vượt qua đài quan sát Arecibo đặt tại Puerto Rico để trở thành kính viễn vọng lớn nhất thế giới - với diện tích gương phản xạ tương đương 30 sân bóng đá.

    FAST sẽ sử dụng "chảo" parabol khổng lồ được cấu thành từ 4450 tấm khác nhau cho mục đích tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, cũng như để thăm dò nhưng bước sóng từ rất, rất xa ngoài vũ trụ - có thể là sản phẩm của những vụ nổ siêu tân tinh.

    Trung Quốc coi dự án đầy tham vọng này như biểu tượng của những tiến bộ khoa học vũ trụ của mình.

     Trung Quốc coi đây là một trong những biểu tượng của thành tựu khoa học tại quốc gia này

    Trung Quốc coi đây là một trong những biểu tượng của thành tựu khoa học tại quốc gia này

    Đồng thời, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch hoàn thành một trạm vũ trụ riêng vào năm 2020 - sau đó là thực hiện thành công nhiệm vụ vũ trụ có người lái lên Mặt Trăng.

    Thủ tướng Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư chúc mừng tới các nhà khoa học và kỹ sư tham gia vào quá trình hoàn thành dự án đầy tham vọng này.

    Theo như hãng tin Tân Hoa Xã, kính viễn vọng FAST được coi như biểu tượng cho những bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, và sẽ trở thành một trong những dự án kính viễn vọng "tầm cỡ" nhất thế giới trong nhiều thập kỷ tới.

    Trong một buổi thử nghiệm trước khi chính thức đi vào hoạt động, kính viễn vọng FAST đã phát hiện thành công những tia sóng điện từ phát ra từ một vụ nổ siêu tân tinh cách xa Trái Đất khoảng 1.300 năm ánh sáng.

    Trước đó, hãng tin Tân Hoa Xã trích lời giám đốc Hiệp hội Thiên văn Trung Quốc, rằng "độ nhạy cao của chiếc kính thiên văn khổng lồ này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được sự sống ngoài Trái Đất ở những thiên hà xa xôi".

     Kính viễn vọng khổng lồ này được hy vọng sẽ giúp ích rất nhiều trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

    Kính viễn vọng khổng lồ này được hy vọng sẽ giúp ích rất nhiều trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

    Các chuyên gia đã tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất trong suốt sáu thập kỷ qua, nhưng đến nay vẫn không có bất cứ tín hiệu nào về những nền văn minh khác ngoài vũ trụ.

    Tháng trước, một chiếc kính thiên văn đặt tại Nga đã phát hiện được "một tín hiệu lạ" - khuấy động sự chú ý của giới khoa học toàn cầu - tuy nhiên các chuyên gia cho biết vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguồn gốc tín hiệu này.

    Kính thiên văn FAST bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2011, kéo theo việc di dời hơn 10.000 người sinh sống xung quanh khu vực này. Đồng thời, toàn bộ điện thoại trong khu vực này đều phải tắt để tránh gây nhiễu sóng.

    Trong quá khứ, Trung Quốc đã rất nhiều lần tiến hành di dời hàng trăm ngàn người dân ra khỏi khu vực họ sinh sống, để lấy đất xây dựng những dự án lớn như đập thủy điện, v...v...

     Dự án đầy tham vọng này bắt đầu được khởi công vào năm 2011, kéo theo việc phải di dời hơn 10000 người dân sinh sống tại đây

    Dự án đầy tham vọng này bắt đầu được khởi công vào năm 2011, kéo theo việc phải di dời hơn 10000 người dân sinh sống tại đây

    Sở dĩ, khu vực vùng núi tỉnh Quý Châu được lựa chọn bởi nơi đây là khu vực hết sức hẻo lánh, và không gần thành phố lớn nào. Những người dân nơi đây được đền bù bằng tiến mặt, hoặc bằng những căn nhà ở nơi khác.

    Toàn bộ chi phí cho việc giải phóng mặt bằng là khoảng 1,8 tỉ nhân dân tệ (60 nghìn tỷ VNĐ) - gấp rưỡi chi phí xây dựng kính thiên văn FAST.

    Trung Quốc trong thời gian qua, đã rất "mạnh tay" trong việc đầu tư vào các dự án khoa học kỹ thuật, với hy vọng sẽ sớm trở thành cường quốc công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu mà quốc gia này đạt được vẫn không mấy đáng kể so với các cường quốc khoa học khác.

    Tham khảo Dailymail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày