Thần đồng 12 tuổi biết giải tích, tốt nghiệp ĐH top đầu danh giá nhưng từng phải đi làm bồi bàn, rửa bát: Biết nguyên nhân ai cũng ngỡ ngàng
Thần đồng Toán học Trung Quốc trải qua nhiều gian truân mới thành công và được công nhận bởi giới học thuật.
- Các nhà toán học chứng minh sói đã tiến hóa thành chó nhà: Nhưng tại sao lại là toán?
- Vì sao toán học khuyên bạn áp dụng 'Quy tắc 37%' để giải quyết các quyết định lớn trong đời?
- Cái chết không phải là kết thúc: Các mô hình toán học mới cho thấy các tế bào có thể được hồi sinh
- 1 nhà Toán học người Việt tầm cỡ là con trai của nhà thơ nổi tiếng: Giáo sư của ĐH Yale, đứng đầu viện nghiên cứu dữ liệu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- Người đàn ông trúng số 14 lần nhờ công thức toán học cực kỳ đơn giản
Tài năng bẩm sinh của thần đồng toán học
Trương Nhất Đường sinh năm 1955 tại Thượng Hải, Trung Quốc, và lớn lên trong một gia đình trí thức. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ trí nhớ và khả năng tư duy đáng kinh ngạc nhờ việc thường xuyên đọc sách.
Khi mới 4 tuổi, ông đã thuộc lòng thủ đô của 100 quốc gia. Năm 9 tuổi, ông tự mình chứng minh định lý Pythagore mà không cần sự trợ giúp nào. Bước sang tuổi 12, khi nhiều học sinh vẫn đang làm quen với toán học cơ bản, ông đã biết giải tích và vận dụng kiến thức toán tương đương trình độ đại học.

Nhờ đó, ông trở thành học sinh của trường trung học Thanh Hoa, một ngôi trường danh giá trực thuộc Đại học Thanh Hoa top 1 Trung Quốc. Trương Nhất Đường tự học và xuất sắc thi đỗ vào khoa Toán của Đại học Bắc Kinh. Sau khi lấy bằng Thạc sĩ, thần đồng toán học lên đường du học ở Đại học Purdue, Mỹ.
Tuy nhiên, bất đồng học thuật với giáo sư hướng dẫn khiến ông mất 7 năm vật lộn để hoàn thành luận án. Lúc này, ông phải làm nhiều công việc tay chân như bồi bàn, rửa bát, làm việc trong khách sạn, giao đồ ăn… để trang trải cuộc sống. Thậm chí có những ngày ông chỉ có thể ăn một bữa vì không đủ sinh hoạt phí, ngủ trong xe vào ban đêm. Trương Nhất Đường cũng phải mượn tầng hầm của một người bạn để sống qua ngày.
Trong thời gian khó khăn này, mặc dù được mời về giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, ông vẫn kiên định ở lại Mỹ để tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, lấy được bằng Tiến sĩ để công sức nghiên cứu không dở dang và chứng minh luận án của mình là đúng. Đến năm 1992, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở tuổi 37. Nhưng con đường tìm kiếm công việc giảng dạy không hề dễ dàng khi giáo sư hướng dẫn đã từ chối cung cấp lá thư giới thiệu công việc cho ông.
Phải đến năm 1999, ông mới được nhận làm giảng viên thỉnh giảng tại Đại học New Hampshire (Mỹ). Mặc dù mức lương từ công việc này không cao, nhưng ít nhất ông đã có một công việc ổn định, từng bước khẳng định năng lực của bản thân.

Thành công đến muộn
Trong 14 năm giảng dạy tại Đại học New Hampshire, Trương Nhất Đường dành phần lớn thời gian cho nghiên cứu. Năm 2013, nhà toán học gây chú ý khi công bố bài báo về “Giả thuyết số nguyên tố sinh đôi” được đăng trên tạp chí học thuật Annals of Mathematics. Phát hiện này gây chấn động giới toán học toàn cầu và mang lại cho ông nhiều giải thưởng danh giá ở tuổi 60.
Nhà số học Andrew Granville từng nhận xét về Trương Nhất Đường: “Trước đây không ai biết anh ấy là ai. Vậy mà anh ấy lại chứng minh được một trong những kết quả lớn nhất lịch sử lý thuyết số.”

Sau thành công vang dội, ông trở thành Giáo sư tại Đại học California đồng thời nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Vào năm 2018, khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, Trương Nhất Đường đã bất ngờ đưa ra một quyết định trở về Trung Quốc để đóng góp cho sự phát triển của quê hương.
Hiện tại, ông giữ chức Viện trưởng Viện Toán học của Đại học Sơn Đông. Ở tuổi U70, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và giảng dạy. Cuộc đời Trương Nhất Đường là minh chứng cho sự kiên trì, niềm đam mê và tinh thần cống hiến không mệt mỏi cho khoa học.
Tất cả những thành tựu này không chỉ xuất phát từ tài năng và niềm đam mê mãnh liệt với toán học, mà còn nhờ vào sự kiên trì không mệt mỏi của chính ông. Trương Nhất Đường trở thành một biểu tượng truyền cảm hứng trong cộng đồng toán học và được rất nhiều sinh viên ngưỡng mộ.
(Theo Toutiao)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất trong lịch sử nhân loại vừa xảy ra, nạn nhân chính là sàn tiền số vừa gọi đồng Pi là lừa đảo
Trước đó không lâu, CEO Bybit từng từ chối niêm yết đồng Pi lên sàn tiền số của mình và gọi đây là dự án lừa đảo.
Sau 14 năm chờ đợi, trợ lý ảo Siri chính thức hỗ trợ tiếng Việt