Thanh niên dùng thuật toán sáng tạo bảng chữ cái của người ngoài hành tinh để "troll" những nhà dịch thuật trong tương lai

    Dink,  

    Cứu ...

    Một nghệ sĩ tại Anh với nghệ danh Atticus Bones đã nối bước những bậc thầy viễn tưởng đi trước - như Tolkien tạo ra ngôn ngữ tiên, hay ngôn ngữ loài Rồng từ tựa game Skyrim - tạo ra một bảng chữ cái chẳng giống thứ ngôn ngữ nào trên Trái Đất.

    Thứ ngôn ngữ ngoài hành tinh kì quái ...

    Có rất nhiều thứ hình ảnh linh tinh trên mạng Internet được tạo ra bằng những thuật toán ngẫu nhiên, thông thường nó sẽ sử dụng một hệ thống cây quyết định giống với Python. Nhưng Atticus tạo ra toàn bộ “bảng chữ cái của người ngoài hành tinh” này bằng JavaScript. Anh gọi nó là một “màn hình hiển thị đồng hồ số”, với một giao diện đã được định trước. Bộ JavaScript tạo ra một nửa số hình ảnh trên, sau đó ghép nối những phần hình ảnh nhỏ lại tạo thành những chữ cái.

    Atticus Bones loại bỏ những hình xấu xí đi, rồi tự tạo cho mình một loại hình chữ cái riêng biệt (và cũng chẳng giống ai, nói cách khác là vô dụng). Toàn bộ quá trình được ghi hình và hoạt hình hóa thông qua CSS. Kết quả, như bạn thấy ở trên, dường như là một bản thảo của người ngoài hành tinh gửi cho ta, nhưng tác giả lại cho biết là nó chẳng có “tí giá trị ngữ nghĩa” nào. Thế thì tạo ra để làm gì?

    Tôi đã từng dùng máy tính tạo ra nhiều biểu tượng ngẫu nhiên, và đây là lần đầu tiên tôi cố gáng tạo ra một bản chữ nhìn như ‘chữ viết tay’”, Bones trả lời phỏng vấn Motherboard. “Mấy ký tự này hoàn toàn vô nghĩa, nhưng nhìn thì người ta tin ngay đây là một hệ thống chữ viết nào đó. Tôi định in ra một quyển sách đầy những chữ như thế này, chỉ để đấm vào mặt những nhà dịch thuật kém cỏi bỗng dưng tìm thấy bản thảo này và cố gắng dịch nó”. Hay lắm anh Bones ơi.

    ... sẽ được in thành sách chả để làm gì cả.

    Pascal Sommer, một lập trình viên và cũng là một nhiếp ảnh gia Thụy Sỹ đã để ý tới những ký tự vô nghĩa này của Bones, và ngỏ ý muốn mượn về để sáng tác một bản thảo chữ của riêng mình.

    Cuối cùng, dưới những làn chữ loằng ngoằng kia lại là những phép toán phức tạp tới đáng ngạc nhiên và tạo thành một thứ mang tên Thuật toán của Prim, được sử dụng để tìm ra một đường nối nhỏ nhất có thể giữa các kết nối trong một mạng lưới. “Thuật toán này bắt đầu bằng một chuỗi nhưng nốt nhỏ và cứ thế, chúng được nối lại liên tục cho tới khi mọi thứ được nối với nhau”, Sommer nói.

    Về cơ bản, thì Thuật toán của Prim được dựng lên như một “cái cây liên kết”, với những cành vươn ra là những đường nối những nốt lại với nhau. Bằng việc áp lên nó những hình dáng khác nhau, bạn có thể tạo ra những hình hài kì dị, những kết quả ngẫu nhiên khác nhau sau mỗi lần thử nghiệm.

    NHƯNG ĐỂ LÀM GÌ? LÀM GÌ VỚI NHỮNG ĐƯỜNG NỐI VÔ NGHĨA NÀY?

    Cả Bones và Sommer đều thừa nhận rằng làm ra chỉ vì ... trông nó rất là hoang dã tự nhiên. Khi hai ý tưởng lớn gặp nhau, điều kỳ diệu sẽ xảy ra nhưng khi hai thanh niên kì dị gặp nhau, ta sẽ có thứ thuật toán vẽ giun vô mục đích này.

    Những con số ngẫu nhiên và việc viết nên những ký tự không ai hiểu là hai thứ luôn khiến tôi thích thú, và thứ này chính là đứa con tinh thần của hai sự vật ấy”, Bones nói. Sommer lại coi ấy là một cách mà một cá nhân bộc lộ mình trong lĩnh vực nghệ thuật.

    Những hình vẽ mà chúng tôi tạo ra chẳng có nhiều tác dụng, ngoài việc tạo ra những hỉnh ảnh thích mắt và một hệ thống chữ viết của người ngoài hành tinh chẳng ai hiểu”, Sommer thừa nhận. “Nhưng điều quan trọng là những ý tưởng nằm sau thuật toán vẽ giun ấy. Khoa học máy tính và toán học là những khía cạnh đẹp đẽ mà khi kết hợp lại, chúng bỗng trở thành một thứ gì đó hoàn toàn khác.

    Ta nhận được gì thứ cái nghiên cứu này? Chẳng gì cả. Có chăng là một nhà viết tiểu thuyết giả tưởng nào đó sẽ dựa vào cái hình vẽ như giun bò này, để tạo ra một bộ ngôn ngữ độc đáo của một giống loài ngoài hành tinh giả tưởng nào đó. Ta cần một Tolkien của thời đại này, hiểu biết về máy tính để áp dụng những thứ lập dị mà hai anh chàng kia tạo ra.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ