Trong 8 tháng năm 2023, giao dịch qua kênh QR code tăng 152% về số lượng và 301% về giá trị so với cùng kỳ 2022; giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm 4% về số lượng và giảm 6% về giá trị.
- Xuất hiệu chiêu lừa đảo mới, dán đè mã QR giả mạo tại nhiều cửa hàng
- So sánh Apple Pay, Samsung Pay, thanh toán QR
- Quét mã QR, dùng WiFi hay sạc điện thoại nơi công cộng sẽ bị mất sạch tiền: Chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ
- Tại sao chỉ vì quét mã QR nhận cốc trà sữa miễn phí mà một người bị mất gần 400 triệu đồng?
- Hệ thống công nghệ đứng sau VinPearl: Từ chuyện check-in từ xa, thanh toán QR đến tham vọng làm mới ngành khách sạn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Thông tin tại hội thảo “Quản trị rủi ro thẻ trong kỷ nguyên số” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức mới đây, ông Phạm Trường Giang, Phụ trách Phòng phát triển thanh toán Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến nay cả nước có trên 21.000 ATM, 83 ngân hàng triển khai Internet Banking, 50 ngân hàng triển khai Mobile Banking, trên 100.000 điểm thanh toán QR, trên 462.000 điểm POS, 50 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán…
Tính đến cuối tháng 6/2023, số lượng thẻ ATM lưu hành đạt 138,98 triệu thẻ (tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC (27 ngân hàng đang triển khai). Đến hết năm 2022, số người trưởng thành có tài khoản (bao gồm tài khoản thanh toán và thẻ ngân hàng tại tổ chức tín dụng đạt khoảng 77,41%.
Báo cáo tóm tắt tình hình rủi ro thẻ và hoạt động của Tiểu ban Quản lý rủi ro thẻ thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Quý, Trưởng Tiểu ban Quản lý rủi ro Chi hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong 8 tháng năm 2023, giao dịch qua Internet tăng 76% về số lượng và 1,79% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022; giao dịch qua kênh QR code tăng 152% về số lượng và 301% về giá trị; giao dịch qua mobile tăng 65% về số lượng và 77% về giá trị; doanh thu từ thị trường thanh toán điện tử đạt 20,5 tỷ USD; giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm 4% về số lượng và giảm 6% về giá trị… Qua đó góp phần thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh trên thị trường gia tăng, hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng đối mặt với các rủi ro phát sinh tương ứng với xu hướng thị trường, có thể kể đến như: Tội phạm công nghệ cao tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật để lấy thông tin khách hàng; khách hàng cố tình trục lợi/hoặc lợi dụng các chính sách của ngân hàng; tình trạng thanh toán khống… đang gia tăng.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Trường Giang cho biết, tình hình rủi ro gian lận thẻ tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý III/2022 đến quý II/2023 đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt, các rủi ro liên quan đến tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp…
Để tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán, ông Phạm Trường Giang cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2016/TT-NHNN, trong đó có một số quy định như: Xây dựng bộ tiêu chí nhận diện các chủ thẻ có dấu hiệu nghi ngờ gian lận, lừa đảo; Áp dụng giải pháp công nghệ nhận diện, phát hiện hành vi bất thường, rủi ro cao trong sử dụng thẻ; có biện pháp xác minh, thẩm định, quản lý, giám sát đơn vị chấp nhận thanh toán...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming