Thấy gì từ sau sự việc bình nóng lạnh cháy dưới góc nhìn của những người thợ sửa chữa
Việc các thiết bị điện trong gia đình đột nhiên bốc cháy gần đây khiến cho người dùng rất hoang mang, nguyên nhân nào đã gây ra những sự cố bốc cháy này?
Bình nóng lạnh là một thiết bị rất cần thiết và hữu ích trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó giúp chúng ta luôn có nước nóng để dùng cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống hàng ngày như tắm rửa, vệ sinh cá nhân buổi sáng… Gần đây trên mạng Internet lan truyền một clip chia sẻ sự việc bình nóng lạnh đang sử dụng bình thường tự nhiên gặp sự cố bốc cháy gây bất an cho nhiều gia đình.
Hình ảnh chiếc bình nóng lạnh đột nhiên bốc cháy trong clip được chia sẻ trên mạng internet
Đi tìm câu trả lời cho sự cố bất thường này chúng tôi đã tìm gặp anh Lê Tùng Lâm, là thợ chuyên sửa sữa các thiết bị điện gia dụng tại khu vực Hà Đông Thành Phố Hà Nội. Anh Lâm cho biết bình nóng lạnh cháy có rất nhiều nguyên nhân như: quá tải, chập điện, bình không được vệ sinh kiểm tra thường xuyên… Trong trường hợp bình nóng lạnh cháy gần đây thì nhiều khả năng chiếc bình nóng lạnh này đã bị ngắn mạch dẫn đến chập điện và gây ra cháy. Để hiện tượng cháy nổ bình nóng lạnh không xảy ra với gia đình bạn thì nhất thiết cần phải làm ngay hai công việc dưới đây.
Kiểm tra, xúc rửa bình nóng lạnh định kì
Người dùng thường bỏ qua hoặc không biết đến công việc súc rửa này khi sử dụng bình nóng lạnh, chỉ đến khi sử dụng một thời gian bình hỏng gọi thợ đến sửa mới ngã ngửa ra cần phải làm công việc này. Một phần do chiếc bình được thiết kế liền khối khối không dễ dàng để người sử dụng có thể mở bên trong ra xem. Một phần nhỏ khác đến từ sự chủ quan của người dùng do các bình nóng lạnh có thời gian bảo hành lên đến 6 7 năm, và thường lắp đặt ở vị trí khó tiếp cận. Từ đó người dùng thường bỏ qua hoạt động của bình nóng lạnh, bật nguồn điện lên mà vẫn có nước nóng là được.
Thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh không được kiểm tra vệ sinh định kì trông sẽ đáng sợ như thế này
Nếu như sử dụng các loại ấm đun nước bằng điện thông thường có bộ phân gia nhiệt thiết kệ lộ ra ngoài các bạn có thể thấy sau khi sử dụng một thời gian bộ phận thanh gia nhiệt này sẽ bị oxi hóa do trong nguồn nước lẫn nhiều tạp chất. Cấu tạo của bình nóng lạnh cũng tương tự như những chiếc ấm đun nước này. Sau một thời gian sử dụng bộ phận gia nhiệt này sẽ bị oxi hóa sinh ra các mảng bám trong bình. Chúng ta cần phải kiểm tra định kì 1 năm tới 2 năm, loại bỏ những mảng bám tồn tại trong lõi bình.
Thanh Magie (thanh thẳng) và bộ phận gia nhiệt của bình nóng lạnh
Đặc biệt trong bình nóng lạnh có tráng men ngoài bộ phận gia nhiệt còn có thêm một thanh Magie. Trên thực tế, việc tráng men không thể phủ kín tuyệt đối bề mặt thép lõi của bình nóng lạnh. Nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy men bao phủ tương đối kín, nhưng ở trên bề mặt men lại luôn tồn tại những lỗ thoát khí rất là nhỏ, cùng với các phân tử khí H2 sẽ thoát ra từ thép khi nung ở nhiệt độ từ 800 – 8500C.
Thanh Magie được lắp trong bình nước nóng tráng men có chức năng bảo vệ các điểm hở ( những điểm không được lớp men phủ kín trong bình nóng lạnh tráng men) ngăn chặn quá trình ăn mòn han gỉ tại các điểm hở trong bình nóng lạnh tráng men không diễn ra. Do đó đây là một bộ phận rất quan trọng trong bình nước nóng tráng men, nó giúp bảo vệ lõi bình không bị thủng.
Cần thay thế thanh Magie mới khi thanh Magie trong bình đã bị ăn mòn
Thanh Magie sẽ đóng vai trò như "thức ăn" để các phản ứng hóa học trong bình không ăn thủng vào bình mà ăn thanh Magie trước. Khi thanh Magie tan hết, lúc đó lõi của bình nước nóng không còn được bảo vệ, cần phải thay thế thanh Magie khác.
Sử dụng Aptomat, không nên sử dụng công tắc 2 cực
Công tắc hai cực thường được sử dụng cho bình nóng lạnh vì nhỏ gọn có thể tích hợp chung vào bảng công tắc đèn
Khi lắp đặt bình nóng lạnh bạn hãy sử dụng aptomat, không nên dùng công tắc 2 cực. Công tắc 2 cực có ưu điểm là nhỏ gọn chịu được dòng điện tương đương với một chiếc Aptomat tuy nhiên lại không có chức năng bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải như aptomat.
Vì vậy khi lắp bình nóng lạnh hay thi công đường điện trong nhà nếu thấy thợ sử dụng công tắc hai cực để đóng ngắt cho bình nóng lạnh nhà bạn thì hãy yêu cầu họ lắp một chiếc aptomat tách biệt riêng khỏi bảng công tắc. Trong trường hợp có hiện tượng ngắn mạch xảy ra bên trong bình nóng lạnh chiếc aptomat sẽ ngay lập tức ngừng cung cấp điện đến bình nóng lạnh. Hạn chế hiện tượng chảy nổ xảy ra, không những đảm bảo an toàn cho bạn mà còn đảm bảo cho cả hệ thống điện ngầm trong nhà bạn nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời