Thay vì hoảng sợ trước câu nói "Bạn đã bị ung thư" của bác sĩ, hãy tìm hiểu kỹ về nó
Không ai sẵn sàng cho câu nói "Bạn đã bị ung thư" từ các bác sỹ cho dù nó xuất hiện một cách rất phổ biến trong xã hội hiện đại.
Hãy thử hỏi bất kỳ bệnh nhân ung thư nào mà bạn quen biết về cuộc hành trình chống lại căn bệnh quái ác của họ, gần như tất cả sẽ bắt đầu với thời điểm họ được chẩn đoán là mắc ung thư. Đó là một trải nghiệm đáng sợ, căng thẳng và gần như hoàn toàn suy sụp.
Không ai sẵn sàng cho câu nói "Bạn đã bị ung thư" từ các bác sỹ cho dù nó xuất hiện một cách rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo ước tính, có khoảng 1000 người tại Anh nghe thấy câu chẩn đoán này của các bác sỹ mỗi ngày. Con số này đối với toàn bộ Châu Âu là 10.000 và nếu tính tại Mỹ thì có khoảng 5000 người phải nghe câu nói này.
Ngoài ra, đa số là các chẩn đoán về ung thư ở phổi, vú, đại tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày và gan. Hiện tại, các bác sỹ đã liệt kê được khoảng hàng trăm loại ung thư hiếm gặp chiếm khoảng 22% số lượng các ca chẩn đoán ung thư mới mỗi năm. Và để có thể khẳng định được vấn đề này, các bác sỹ phải nhờ tới sự trợ giúp của hàng tá thiết bị công nghệ y tế và sinh học khác nhau với mục tiêu giúp bệnh nhân hiểu được chuyện gì đang xảy ra với mình.
Để hiểu được quá trình chẩn đoán ung thư, chúng ta phải hiểu ung thư thực sự là gì: một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến khu vực khác (di căn).
Chẩn đoán bệnh ung thư là bước đầu tiên quan trọng nhất khi bệnh nhân ung thư đến với bác sỹ. Quá trình chẩn đoán ung thư đi từ đơn giản như hỏi, khám bệnh bằng nhìn, sờ, gõ, nghe đến phức tạp hơn như quan sát các tế bào, các bào quan, các phân tử dưới kính hiển vi điện tử. Với nhiều phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, tinh vi cho phép tiếp cận hầu như mọi ngóc ngách trong cơ thể, giúp chẩn đoán ung thư ngày càng sớm và chính xác hơn.
Thực tế, nhiều người cho rằng đa phần các bệnh nhân thường phải lên mạng để tra cứu về căn bệnh quái lạ mà mình mới được chẩn đoán là mắc phải. Thật không may, thông tin trên Internet không phải lúc nào cũng là những gì đã được xác thực bởi khoa học, điều này dẫn tới tình trạng hiểu sai bản chất của bệnh và gây ra tâm lý lo sợ một cách thái quá ở bệnh nhân.
Điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu rõ rằng một chẩn đoán ung thư chính xác có rất nhiều thông tin mà họ không thể nắm bắt được hết trong tức thì. Hãy thử so sánh 2 ví dụ chẩn đoán sau:
- "Ung thư vú" - đây là một chẩn đoán truyền thống và nó sẽ gây ra tâm lý hoang mang đối với rất nhiều người.
- "Khối u đường kính 2cm, ung thư xâm lấn ống động mạch giai đoạn 2 lớp 1 ở vú trái, với đường biên rõ ràng, 2 hạch bạch huyết có dấu hiệu liên quan, kết quả xét nghiệm dương tính với estrogen và âm tính progesterone, có sự biểu hiện quá mức của protein HER2" - một báo cáo sinh thiết cơ bản về việc chẩn đoán ung thư vú, nghe qua có vẻ khó hiểu nhưng việc hiểu được hết những thứ này không phải vấn đề quá lớn với sự trợ giúp của bác sỹ, máy tính và Internet.
Thực tế, vấn đề trọng tâm của quá trình chẩn đoán ưng thư chính là báo cáo sinh thiết. Với sự giúp đỡ của công nghệ, bệnh nhân sẽ có thể giải mã mỗi phần của báo cáo đó và tự tạo ra một cái nhìn cụ thể để hiểu thêm của chẩn đoán riêng của họ. Mục tiêu của những báo cáo sinh thiết rõ ràng không phải là biến bệnh nhân thành chuyên gia phân tích sinh học mà giúp họ hiểu rõ những gì đang diễn ra trong cơ thể mình.
Hiểu được rõ một chẩn đoán ung thư chính là cơ sở cho những bước tiếp theo của cuộc chiến chống lại căn bệnh này. Khi mà công nghệ không thể thay thế được kinh nghiệm của bác sỹ cũng như quá trình khám lâm sàng, nó có thể đóng vai trò hỗ trợ cho bệnh nhân xem xét các lựa chọn điều trị để phù hợp với dự định cuộc sống sau ngày của mình. Dưới đây là những gì công nghệ có thể giúp các bệnh nhân vừa mới được chẩn đoán ung thư lựa chọn hướng đi tiếp theo của mình:
- Tùy chọn khả năng sinh sản: Tùy thuộc vào tuổi, giới tính và kế hoạch lập gia đình, một số bệnh nhân muốn biết liệu họ có thể giữa lại khả năng duy trì nòi giống sau khi đi theo các pháp đồ điều trị hay không. Đây là một sự trợ giúp quan trong khi mà các công cụ kỹ thuật y tế có thể giúp bệnh nhân lựa chọn những gì họ thấy cần thiết đối với cuộc sống gia đình.
- Chẩn đoán cấp độ phân tử: Một số khối u được đặc trưng bởi những dấu hiệu di truyền cụ thể, điều này có thể hỗ trợ quá trình chuẩn đoán cũng như việc xây dựng một pháp đồ điều trị phù hợp. Các thiết bị kiểm nghiệm dấu hiệu di truyền bên trong những khối u có thể cung cấp cho bệnh nhân thông tin về việc họ nên ăn uống như thế nào cho phù hợp, hay là những đặc tính di truyền này có thế xuất hiện trong bản đồ ADN của con cái họ hay không. Ngoài ra, các báo cáo của kỹ thuật này có thể trở thành cơ sở cho những liệu pháp chữa trị liên quan đến vấn đề gì truyền ví dụ như kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR.
- Chẩn đoán đối chiếu: Tương tự như chẩn đoán cấp độ phân tử, những thiết bị sử dụng kỹ thuật chẩn đoán đối chiếu cho phép các bệnh xem xét và so sánh giữa các pháp đồ điều trị khác nhau để lựa chọn cách phù hợp nhất với bản thân. Thông thường, công việc này sẽ được thực hiện bởi một máy tính xứ lý các thông tin về tình trạng bệnh và các pháp đồ điều trị. Bệnh nhân sẽ biết được sự khác biệt của từng pháp đồ điều trị đối với từng giai đonạ của bệnh. Đây là một kỹ thuật khá tốt kém nhưng các bác sỹ khẳng định đối với một số dạng ung thư phức tạp và dễ xảy ra di căn thì chuẩn đoán đối chiếu là một lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, một vấn đề nữa có thấy vai trò cực kỳ quan trọng của công nghệ trong quá trình chẩn đoán ung thư: một bác sỹ dù kinh nghiệm và tài giỏi cỡ nào cũng có thể mắc sai lầm. Chính vì thế, không ít bệnh nhân luôn yêu cầu phải có một sự xác nhận khác từ một bác sỹ có kinh nghiệm chẳng hạn thì họ mới tin vào báo cáo sinh thiết của mình. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các bệnh nhân có thể tự kiểm tra lại mức độ tương đồng giữa báo cáo sinh thiết và chẩn đoán của bác sỹ trên không ít trang web tra cứu đã được chứng nhận là đáng tin cậy hiện nay.
Như vậy, trước khi tiếp cận với bất kỳ pháp đồ điều trị ung thư nào, bệnh nhân luôn cần nắm bắt được những thông tin chi tiết nhất về căn bệnh mà mình mắc phải cũng như các hướng điều trị có thể thực hiện và hệ quả của chúng. Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của công nghệ, bệnh nhân thường không có nhiều thông tin để chống lại căn bệnh ung thư nhưng bây giờ là thế kỷ 21 và mọi chuyện đã khác hoàn toàn.
Tham khảo Medium
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"