Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo

    Thiên Long,  

    Tưởng chừng chỉ là phế phẩm bỏ đi nhưng bã kẹo cao su lại được tận dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật trên tường rất thú vị ở Mỹ

    Nhai kẹo cao su là một vấn đề lớn ở các nước phương Tây, đặc biệt tại Mỹ. Theo một nghiên cứu hồi năm 2005, người Mỹ nhai trung bình 160-180 miếng kẹo cao su hoặc khoảng 800 gram kẹo cao su/người/năm. Lượng chất thải thu hồi từ kẹo cao su có thể lên tới 250 ngàn tấn/năm.

    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 1.

    Mặc dù vậy, phần lớn bã kẹo cao su đều bị vất bừa bãi trên đường phố, tường hoặc vỉa hè. Hàng năm các thành phố lớn đều phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc làm sạch bã kẹo cao su ở nơi công cộng.

    Bã kẹo cao su không chỉ bám chặt trên đường, tạo nên những mảng màu xấu xí mà còn dễ dính vào giày, dép của nhiều người. Nhưng bên cạnh những phiền toái đó, bã kẹo cao su còn truyền cảm hứng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trên tường ấn tượng không kém.

    Hẻm Bubblegum ở San Luis Obispo, California là một bảo tàng trưng bày các tác phẩm độc đáo từ bã kẹo cao su. Nằm trên một trung tâm mua sắm sầm uất, con hẻm rộng 4,5 mét và dài  21 mét. Trên các bức tường của con hẻm này, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi bao quanh đó là hàng ngàn bã kẹo cao su phủ kín chiều dài của bức tường.

    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 2.

    Có nhiều sự tích xoay quanh những bức tường Bubblegum Alley này. Có người cho rằng, bã kẹo cao su xuất hiện trên tường từ sau Thế chiến thứ hai và do các học sinh tốt nghiệp của Trường trung học San Luis Obispo và Cal Poly tạo ra.

    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 3.

    Vào những năm 1970, hẻm cao su đã trở nên nổi tiếng và thu hút rất đông người dân địa phương. Sau khi chủ căn nhà bị dán kẹo cao su lên tiếng phản đối, bức tường đã trải qua hai lần dọn dẹp vào những năm 70 của thế kỷ trước nhưng rồi mọi thứ lại đâu lại hoàn đấy.

    Bức tường không đơn thuần chỉ là nơi dán kẹo cao su lên. Nhiều người dân ở San Luis Obispo coi bức tường như một biểu tượng nghệ thuật. Bạn có thể thấy một loạt các hình thù khác nhau được tạo nên từ bã kẹo cao su, ví dụ như bông hoa, bức thư tình,…Con hẻm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Nó cũng khuyến khích mỗi người tham gia sáng tạo nếu muốn.

    Bức tường kẹo cao su ở Seattle, Mỹ

    Trào lưu dán kẹo cao su không chỉ xuất hiện tại San Luis Obispo, California mà còn lan ra cả Nhà hát Market Gum Wall ở TP. Seattle.

    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 4.
    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 5.
    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 6.
    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 7.
    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 8.
    Thay vì vứt ra đường, người Mỹ dùng bã kẹo cao su tạo nên những bức tường nghệ thuật vô cùng độc đáo - Ảnh 9.

    Bao quanh nhà hát này là một lớp kẹo cao su phủ dày đặc. Sự ra đời của bức tường đầy kẹo cao su này khởi nguồn từ năm 1993. Lúc bấy giờ, các khán giả do phải chờ đợi, xếp hàng vào nhà hát quá lâu nên đã nhai kẹo cao su rồi dán lên tường.

    Giờ đây bức tường này cũng trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút đông đảo sự chú ý của người dân và khách du lịch.

    Tham khảo Amusing Planet

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ