Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố một báo cáo phân tích về ảnh hưởng của công nghệ và xã hội học đến việc làm, và cho rằng thế giới đang ở giai đoạn cao nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Báo cáo của WEF với tiêu đề “Tương lai của việc làm” (The Future of Jobs) đã xác nhận rằng công nghệ ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến xu hướng việc làm trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh những quan ngại nghiêm trọng rằng sự tăng trưởng việc làm trong một số ngành công nghiệp nhất định vẫn chưa vượt qua được sự tụt giảm trên quy mô lớn ở các ngành công nghiệp khác.
Báo cáo đã khảo sát các nhà điều hành cao cấp và phụ trách nhân sự của nhiều doanh nghiệp đại diện cho hơn 13 triệu lao động trong 9 lĩnh vực công nghiệp ở 15 nền kinh tế phát triển và mới nổi, và một số vùng kinh tế. Các nhà điều hành các doanh nghiệp được hỏi các câu hỏi về xu hướng sử dụng lao động và định hướng của doanh nghiệp.
WEF đã tóm tắt lại báo cáo như sau: Theo quan sát một số ngành công nghiệp, ngày nay chúng ta đang ở đỉnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển hiện nay đang có sự tham dự của những lĩnh vực mà chưa có trước đây như trí tuệ nhân tạo và máy tự học, người máy, công nghệ nano, in ba chiều (3D), công nghệ gen và công nghệ sinh trắc học, tất cả đã cùng tham gia để cái này thúc đẩy cái kia phát triển.
Các hệ thống thông minh như nhà ở, nhà máy, nông trại, mạng lưới điện hoặc thành phố sẽ giúp giải quyết các vấn đề từ quản lý chuỗi cung ứng cho đến thay đổi khí hậu. Đồng thời, cuộc cách mạng công nghệ đã ảnh hưởng rộng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và địa lý học, tương tác theo nhiều chiều và tăng cường lẫn nhau.
Đồng thời, báo cáo của WEF cũng nhấn mạnh rằng những động lực thay đổi kinh tế, xã hội như thay đổi trong môi trường làm việc (linh hoạt hơn, làm việc theo yêu cầu, làm việc từ xa) sẽ làm gia tăng tầng lớp trung lưu và quá trình đô thị hóa ở các thị trường mới nổi cũng sẽ ảnh hưởng đến xu hướng việc làm cùng với sự ảnh hưởng của công nghệ.
Ảnh hưởng của công nghệ đến xu hướng việc làm
Ảnh hưởng của công nghệ mà cụ thể nhấn mạnh trong giai đoạn ngắn hạn (2015-2017) là Internet di động, điện toán đám mây, máy tính rẻ hơn và lưu trữ dữ liệu quy mô lớn (Big Data). Trong khi những ảnh hưởng này được cho là không nhiều trong ngắn hạn nhưng công nghệ phần cứng và phần mềm như người máy và Internet cho đồ vật (IoT) được cho rằng sẽ có những tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực sau năm 2018.
Những ảnh hưởng này sẽ điều chỉnh tỷ lệ việc làm ở nhiều lĩnh vực, có cả những hứa hẹn và quan ngại. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động.
Đối với ảnh hưởng đến tạo ra việc làm mới, báo cáo này cho rằng: xu hướng hiện nay sẽ làm tác động đến 5,1 triệu việc làm trong giao đoạn 2015-2020 với tổng số 7,1 triệu người mất việc làm và tập trung vào các lĩnh vực như văn phòng và quản trị. Khoảng hai triệu việc làm mới sẽ được tạo ra trong các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Báo cáo cho rằng thế giới đang ở đỉnh của cuộc “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xuất hiện với việc sử dụng nước và hơi nước để chạy các cỗ máy, và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự thay thế động cơ nước và hơi nước bằng những cỗ máy chạy bằng điện năng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay được mô tả là sự mở rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba khi sử dụng hợp nhất cả phần cứng, người máy và khả năng tính toán lớn để mở rộng công nghệ thông tin vượt qua cả phần mềm.
Đây cũng là lý do lạc quan đối với những nơi như thung lũng Silicon Valley sẽ là công nghệ tương lai khi mà các công nghệ ở đây có những tiềm năng để tạo ra sự tiến bộ vượt bậc về sản xuất và giải quyết những thách thức và các vấn đề nan giải ở tất cả các lĩnh vực công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe cho đến giao thông vận tải.
Thậm chí khi chúng ta làm khảo sát và dự báo có khoảng 5,1 triệu người bị mất việc làm thì cũng tin rằng sự tăng trưởng của việc làm mới sẻ bù đắp được sự giảm của nhu cầu sử dụng lao động. Vấn đề này cũng làm rõ xu hướng tới đây sẽ là tuyển dụng những người lao động có kỹ năng và là thách thức cho những ai không muốn điều này xẩy ra.
Đây cũng là những vấn đề mà chúng ra có thể chuẩn bị, và WEF đã rung một hồi chuông cảnh báo người lao động và chính phủ các nước cần chuẩn bị cho nguồn lực lao động cho những dịch chuyển đột ngột sẽ đưa người lao động đến nguy cơ mất việc làm.
Báo cáo này cho rằng: các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thường kéo dài hàng thập kỷ để xây dựng hệ thống đào tạo và tổ chức thị trường lao động cần thiết cho phát triển các kỹ năng mới trên phạm vi rộng lớn.
Tuy nhiên, tốc độ và quy mô của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ khác và không có lựa chọn. Nếu không có những hành động có mục tiêu ngay ngày hôm nay cho những thay đổi ngắn hạn và xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng, chính phủ các nước sẽ phải phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng và sự mất bình đẳng, và doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng thị trường ngày một thu hẹp.
Hơn nữa, sự chuẩn bị cần thiết sẽ không chỉ quản lý được rủi ro mà con thu lợi do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Những nguồn lực tài năng, sắc sảo và có khả năng quản lý thay đổi sẽ ít dần trừ khi chúng ta hành động ngay ngày hôm nay.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời