Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.
- Trước khi giải thể Trần Anh, Thế Giới Di Động vẫn miệt mài "tập gym" cho hệ thống, "khai tử" loạt mô hình rau sạch, logistic, điện thoại giá rẻ...
- Điện máy Trần Anh chính thức bị giải thể sau gần 7 năm về tay Thế Giới Di Động
- Thế giới Di động vừa ghi nhận tình trạng chưa từng có, một thông tin về dàn lãnh đạo lại gây bất ngờ lớn
Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm, ghi nhận doanh thu thuần 76.541 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Như vậy, MWG đã hoàn thành 61% kế hoạch doanh thu.
Trong cơ cấu doanh thu, Điện máy xanh chiếm tỷ trọng cao nhất với 46,2%, xếp sau là Bách hóa xanh 30,1%, Thế giới di động (gồm cả Topzone ) 20,9% và cuối cùng là mảng khác. Cụ thể, doanh thu của Thế giới di động và Điện máy xanh đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ nhưng giảm so với tháng liền trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, tổng doanh thu của chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh đạt 51.300 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Bách hóa xanh mang về cho MWG khoảng 23.000 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ.
Điểm đáng chú ý, làn sóng đóng cửa các cửa hàng thuộc Thế giới Di động vẫn tiếp tục lan rộng. Tính đến cuối tháng 7, MWG này còn 1.028 cửa hàng Thế giới di động (gồm Topzone), giảm 18 cửa hàng so với cuối tháng 6. Tương tự, chuỗi Điện máy xanh giảm 59 cửa hàng, xuống còn 2.034 cửa hàng.
Sẽ đóng 200 nhà thuốc An Khang
Giảm mạnh nhất là chuỗi nhà thuốc An Khang với 94 cửa hàng trong vòng 1 tháng, xuống còn 387 nhà thuốc. So cùng kỳ, Thế giới Di động đã thu hẹp 150 nhà thuốc An Khang.
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư và cổ đông của MWG mới đây, ông Đoàn Văn Hiểu Em - Tổng giám đốc Thế giới Di động - cho biết, chuỗi nhà thuốc An Khang đang được tiến hành tái cấu trúc, tương tự như chuỗi Bách hóa xanh và Điện máy xanh. Theo đó, MWG đang đánh giá lại từng nhà thuốc và sẽ đóng cửa những nhà thuốc không đạt hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận.
Vào 31/12/2023, chuỗi An Khang có 527 nhà thuốc nhưng đến cuối quý II năm nay, con số này đã giảm xuống còn 481 điểm bán. Hiện tại, doanh thu trung bình của mỗi nhà thuốc này là 500 triệu đồng/tháng. Dự kiến, số lượng nhà thuốc An Khang dự kiến giảm xuống còn 300 vào cuối năm nay. Như vậy, sẽ có thêm gần 200 nhà thuốc An Khang phải đóng cửa từ nay đến cuối năm.
Chuỗi nhà thuốc An Khang tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được Thế giới Di động mua lại từ năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2022, MWG mới thực sự dồn sức cho chuỗi An Khang khi liên tục mở rộng quy mô, mở mới hàng trăm cửa hàng. Thời điểm đó, MWG đặt ra mục tiêu đầy tham vọng như 800 cửa hàng vào cuối năm 2022, sau đó là 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh không như mong đợi đã khiến kế hoạch mở rộng của An Khang phải tạm dừng. Trong năm 2023, An Khang chỉ tăng 27 nhà thuốc lên con số 527.
Giai đoạn 2022-2023, mỗi năm chuỗi An Khang lỗ hơn 300 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2024, An Khang lỗ 172 tỷ, nâng lỗ lũy kế tính tới cuối tháng 6/2024 lên gần 834 tỷ đồng.
Kế hoạch năm nay, Thế giới Di động đặt mục tiêu cho An Khang tăng trưởng doanh hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hoà vốn trước 31/12.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín