Apple một lần nữa phải đối mặt với chỉ trích về chính sách lao động của các nhà cung cấp ngoại quốc.
Apple một lần nữa phải đối mặt với chỉ trích về chính sách lao động của các nhà cung cấp ngoại quốc, buộc nhà sản xuất iPhone phải bảo vệ các chính sách của mình về quyền công nhân. Trong báo cáo công bố vào Thứ hai, tổ chức China Labor Watch (CLW) đã buộc tội Pegatron – nhà cung cấp của Apple có trụ sở tại Đài Loan về việc lạm dụng lao động ở cả ba nhà máy của Pegatron. Theo CLW, những người điều hành nhà máy Pegatron đã vi phạm nhiều điều luật về an toàn và môi trường lao động trong 5 tháng trở lại đây, đã khấu trừ lương và buộc công nhân phải làm nhiều giờ hơn trong điều kiên có hại cho sức khỏe. Theo những gì được tuyên bố, CLW đã tiết lộ có ít nhất 86 vi phạm về quyền lao động bao gồm cả một số vi phạm luật Trung Quốc.
“Cuộc điều tra của chúng tôi đã cho thấy điều kiện lao động tại nhà máy của Pegatron còn tồi tệ hơn ở những nhà máy của Foxconn”, Giám đốc điều hành Li Qiang đã phát biểu trong một tuyên bố và cho biết “Apple đã không tuân theo các tiêu chuẩn của họ".
Theo Wall Street, Apple đã bảo vệ các chính sách giám sát của mình và nhắc lại cam kết thực hiện “Điều kiện lao động an toàn và công bằng trong tất cả các chuỗi cung ứng”. Apple nói rằng công ty đã tiến hành 15 cuộc kiểm tra toàn diện tại các nhà máy của Pegatron từ năm 2007, gồm vài cuộc kiểm tra trong 18 tháng trở lại đây. Apple thừa nhận một số nhà điều hành đã giữ lại các giấy tờ liên quan mà công nhân cần để tìm việc làm khác – một bằng chứng có trong báo cáo của CLW - nhưng Apple đã yêu cầu Pegatron ngừng hoạt động này.
Pegatron không phải là một công ty cao cấp như Foxconn – nhưng việc kinh doanh của công ty này đang phát triển nhanh chóng. Theo Wall Street, Apple bắt đầu chuyển một số gánh nặng sản xuất sang Pegatron sau khi tung iPad Mini ra thị trường năm ngoái và giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Foxconn. Kết quả là số công nhân lao động của Pegatron đã tăng đáng kể trong những tháng gần đây, từ 50.000 lao động trong tháng 3 tới 70.000 vào tháng này. Ba nhà máy có liên quan trong điều tra của CLW gồm Pegatron Thượng Hải, Riteng và Avy lần lượt chịu trách nhiệm sản xuất iPhone, máy tính Apple và iPad.
Trong tuyên bố của mình, Apple cho biết công nhân của Pegatron làm trung bình 46 giờ 1 tuần, nhưng những điều tra của CLW chỉ ra số giờ làm trung bình là 66 đến 69 giờ, vượt quá mức tối đa 49 giờ của Chính phủ Trung Quốc. Apple thừa nhận việc này vào thứ hai, và tuyên bố sẽ có hành động trong tuần này.
Tại cơ sở Thượng Hải của Pegatron, công nhân đã quả quyết họ bị bắt ký giấy xác nhận làm tăng ca ít hơn thời gian thực tế họ đã làm. CLW cho biết 30 trên 110 nhân viên nghỉ việc trong 2 tuần. Pegatron khẳng định rằng giờ làm hàng tuần ít hơn 60 giờ trong 2 tháng trở lại, nhưng sẽ kiểm tra lại những cáo buộc của CLW.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI