Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật

    Đức Khương,  

    Trong lịch sử, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các thí nghiệm tâm lý đối với động vật, nhưng thí nghiệm dưới đây được coi là một trong những thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất mà con người từng thực hiện.

    Trong quan niệm của người hiện đại, mẹ là người có vai trò quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ. Cái ôm và cái vuốt ve của mẹ là nguồn an ủi ấm áp nhất đối với đứa trẻ. Nhưng bạn có biết rằng những suy nghĩ thông thường đơn giản như vậy đã bị nhiều nhà tâm lý học coi là một cách nuôi dạy trẻ không lành mạnh trong qua khứ? Các chuyên gia thời đó cho rằng, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với con, ngay từ khi con còn nhỏ không nên ôm đồm quá nhiều, để hạn chế việc phát triển tính cách xấu do được nuông chiều và gây tác hại cho những đứa trẻ.

    Nhưng lý thuyết phổ biến vào thời điểm đó sau đó đã bị một nhà tâm lý học người Mỹ tên là Harry Harlow phản bác lại.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 1.

    Harlow nổi tiếng với việc nghiên cứu mối quan hệ và sự gắn bó giữa trẻ sơ sinh và người chăm sóc chúng trong giai đoạn sơ sinh, điều này cũng chính là giá trị cốt lõi trong các thí nghiệm sau đó của ông. Thông qua một loạt các thí nghiệm tâm lý, ông đã chứng minh cho mọi người thấy rằng những đứa trẻ lớn lên trong vòng tay của mẹ sẽ có nhiều khả năng khỏe mạnh hơn khi trưởng thành.

    Năm 1932, Harlow thành lập phòng thí nghiệm của riêng mình tại Đại học Wisconsin - Madison. Để thực hiện tốt hơn nghiên cứu của mình, ông đã nhốt các "đối tượng" thí nghiệm của mình là những con khỉ thông thường thường được sử dụng trong các thí nghiệm khoa học trong các lồng nhốt có điều kiện vật chất tương tự như con người như đồ chơi, khăn, gấu bông.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 3.

    Vì nhu cầu quan sát và nghiên cứu lâu dài về những con khỉ con, bởi vậy Harlow đã là tách những con khỉ con này ra khỏi mẹ của chúng, chăm sóc chúng dưới sự giám sát nhân tạo hoàn toàn, điều này đồng nghĩa với việc những con khỉ con này trở thành trẻ mồ côi và không nhận được sự chăm sóc và nuôi dưỡng của mẹ của chúng.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 4.

    Biện pháp này được Harlow và nhóm nghiên cứu của ông gọi là "sự thiếu thốn của người mẹ", và nó cũng đã trở thành một trong những mô hình quan trọng để nghiên cứu mối quan hệ giữa mẹ và con. Mặc dù nhận được rất nhiều tranh cãi về thử nghiệm này, thế nhưng Harlow vẫn tiếp tục thực hiện cuộc thử nghiệm của mình.

    Ban đầu, Harlow và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng so với những con khỉ nhỏ được mẹ cho bú sữa, những con khỉ mồ côi được nuôi dưỡng nhân tạo có tính cách kỳ lạ và kỹ năng xã hội kém hơn. Khi những con khỉ mồ côi này lớn lên, chúng sẽ thường xuyên thu mình lại, nhút nhát hoặc rất hung dữ.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 5.

    Nhưng ông nhận thấy một điểm đáng để nghiên cứu sâu, đó là khỉ mồ côi đặc biệt thích ôm và giữ những vật chúng yêu thích ở trong lồng và không chịu buông khỏi tay. Nếu lấy chúng ra khỏi tay những con khỉ mồ côi, chúng sẽ cư xử một cách rất chán nản, hoang mang và dường như chúng coi nhưng đồ vật đó giống như mẹ của mình.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 6.

    Với kết quả ban đầu như vậy, các nhà nghiên cứu tranh luận rằng liệu những em bé có cần sự tiếp xúc và vuốt ve cơ thể của mẹ hay không. Và điều này đã cho Harlow một ý tưởng mới: tại sao chúng ta không thử làm mẹ cho những chú khỉ?

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 7.

    Vì vậy, ông và nhóm nghiên cứu của mình đã tạo ra hai "bà mẹ" cho nhưng chú khỉ mồ côi. Một là Wire Mother, được làm bằng dây sắt và được gắn một chiếc bình trên đó, có thể cung cấp sữa cho những con khỉ mồ côi. Một là Cloth Mother, không có bình sữa, nhưng được quấn quanh mình một lớp vải mềm.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 8.
    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 9.

    Kết quả của lần thử nghiệm này cho thấy, tất cả những con khỉ mồ côi đều chọn "bà mẹ" được làm từ vải mềm và không có bình sữa. Ngay cả khi những con khỉ mồ côi này cảm thấy đói và muốn uống sữa, chúng sẽ chỉ tìm đếm "bà mẹ" Wire để uống một vài ngụm rồi sau đó ngay lập tức trở về và ôm Cloth. Theo quan điểm của Harlow, sự thoải mái mà Cloth mang lại cho những con khỉ này quan trọng hơn thức ăn. Khám phá này cho thấy tầm trong trọng của sự thoải mái khi tiếp xúc đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong thời kỳ sơ sinh.

    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 10.
    Thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử tàn nhẫn nhất của nhân loại đối với động vật - Ảnh 11.

    Bước tiếp theo của cuộc thử nghiệm, Harlow đặt những con khỉ mồ côi và hai "bà mẹ" vào một chiếc hộp gỗ được ngăn đôi, sau đó mở một bên cửa để những con khỉ con có thể thấy được một môi trường mới. Môi trường mới này đôi khi là một món đồ chơi hoặc thú nhồi bống, tất cả đều là đồ vật lạ lẫm đối với chúng.

    Harlow phát hiện ra rằng khi con khỉ mồ côi sẽ tìm đến "bà mẹ" bằng vải mềm của mình đầu tiên. Sau đó dù có phần sợ hãi những món đồ mới thì chúng cũng sẽ tiếp cận những món đồ đó và chạy lại ôm "bà mẹ" của mình.

    Nhưng khi những "bà mẹ" này bị mang đi, những con khỉ mồ côi sẽ cảm thấy sợ hãi, nằm im một chỗ mà cuộn tròn lại vì cảm giác bất an. Điều này cho thấy, những "bà mẹ" mang lại cho những con khỉ mồ côi cảm giác an toàn và khi chúng bị lấy đi, những con khỉ mồ côi sẽ rơi vào tình trạng tuyệt vọng.

    Để nghiên cứu sâu hơn về tác động của sự tiếp xúc giữa mẹ và trẻ sơ sinh đối với trẻ sơ sinh, Harlow tiếp tục thực hiện các thí nghiệm của mình. Ông chia những con khỉ mồ côi thành hai nhóm, một nhóm được chăm sóc với bà mẹ nhân tạo Wire Mother, được làm bằng dây sắt và một nhóm được nuôi dưỡng với bà mẹ Cloth Mother, không có bình sữa, nhưng được quấn quanh mình một lớp vải mềm.

    Hai nhóm khỉ mồ côi này được nuôi với một lượng sữa giống hệt nhau, nhưng nhóm khỉ lớn lên cùng "bà mẹ" được làm bằng dây sắt lại có phân và hệ tiêu hóa kém hơn, thường xuyên bị tiêu chảy hơn nhóm khỉ được nuôi cùng "bà mẹ" bằng vải mềm.

    Harlow kết luận sau những thí nghiệm quan sát này rằng những con khỉ mồ côi thiếu cảm giác thoải mái khi ở cạnh người mẹ sẽ bị căng thẳng về thể chất và tinh thần, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

    Harlow gọi loạt thí nghiệm của mình là "nghiên cứu về tình yêu". Ông tin rằng, so với lý thuyết của những người tiền nhiệm về việc không đụng chạm quá nhiều khi nuôi con, thì việc cho con bú và những cái ôm, vuốt ve của người mẹ sẽ tạo cho trẻ có được sức mạnh cảm xúc và phát triển thể chất tốt hơn.

    Sau khi ông công bố những kết quả này, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu khuyến khích các bậc cha mẹ bày tỏ tình yêu thương với con cái.

    Mặc dù loạt thí nghiệm "tàn ác" của Harlow đối với những con khỉ "mồ côi" đã gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng chúng đã đảo ngược sự hiểu biết của công chúng về mối quan hệ giữa mẹ và con đồng thời mang lại lợi ích cho thế hệ tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ