"Thị trấn ma" của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng

    Đức Khương,  

    Wittenoom từng là một thị trấn thịnh vượng ở sa mạc Tây Úc, giàu lên từ những mỏ amiăng được sử dụng để xây dựng hầu hết các tòa nhà ở Úc thời bấy giờ. Tuy nhiên, cư dân và thợ mỏ bắt đầu chết vì ung thư, và khi tác hại chết người của amiăng được biết đến, thị trấn đã bị bỏ hoang.

    Sợi amiăng mềm có các đặc tính cách nhiệt, cách âm, chịu được nhiệt độ cao, chống axit, kiềm, chống ăn mòn và chống mài mòn. Bởi vậy có nhiều ứng dụng trong thương mại, tiện ích công cộng và cơ sở công nghiệp, chẳng hạn như các mặt hàng dệt amiăng chống cháy, cũng như các sản phẩm từ xi măng amiăng như ống nước và ván cách nhiệt, cũng như các vật liệu cách nhiệt khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, thiết bị điện, ô tô và các sản phẩm gia dụng.

    Nhưng tới năm 1970, người ta phát hiện ra sợi amiăng có hại cho con người, hít phải bụi amiăng không chỉ gây xơ phổi, hình thành bụi phổi mà còn gây ung thư phổi phế quản, u trung biểu mô màng phổi, màng bụng và các khối u ác tính khác. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), một chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã tuyên bố amiăng là loại chất gây ung thư hàng đầu. Amiăng dạng bụi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các sợi amiăng nhỏ bay vào không khí và hít vào phổi người sẽ dẫn tới ung thư sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 20 đến 40 năm.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 1.

    Amiăng tremolite dạng sợi.

    Tại Nhật Bản, người ta dự đoán rằng sẽ có 100.000 người chết vào năm 2040 do ảnh hưởng từ amiăng. Theo quan điểm này, hầu hết các quốc gia có xu hướng giảm dần hoặc thậm chí cấm sử dụng amiăng.

    Trước đây, amiăng thường được dùng làm vật liệu xây dựng trong các tòa nhà, nếu được đặt trong vị trí có điều kiện tốt thì chất này sẽ không bị phân tách và giải phóng các sợi ra bên ngoài không khí. Tuy nhiên, khi nhân viên thực hiện bảo trì tòa nhà, cải tạo, tháo dỡ thì sẽ làm xáo trộn các vật liệu có chứa amiăng. Ví dụ, sau sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, địa điểm xảy ra thảm họa này ngay lập tức được giám sát về ô nhiễm amiăng. Do đó, nhiều quốc gia đã yêu cầu loại bỏ amiăng trước khi bộ phận xây dựng thực hiện phá dỡ hoặc cải tạo ở các tòa nhà có sử dụng vật liệu này.

    Amiăng xanh là loại amiăng dễ gây chết người nhất, vì các sợi của nó có thể xuyên qua mô phổi và hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, nó đã giết chết 18% thợ mỏ trên thế giới. Nhưng có một thực tế khác rằng trên thế giới có rất ít các mỏ amiăng xanh, nhưng ở vùng Pilbara, Tây Úc thì rất nhiều.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 2.

    Amiăng xanh.

    Wittenoom và khu vực xung quanh trước đây chủ yếu là các bãi chăn thả gia súc, và phải đến những năm 1930, amiăng xanh mới được khai thác tại khu vực này. Năm 1947, một thị trấn phục vụ việc khai thác được xây dựng và tới những năm 1950 thì nơi đây trở thành thị trấn phồn vinh và lớn nhất trong vùng Pilbara của Úc.

    Vào những năm 1950 và đầu những năm 1960, Wittenoom được xem là nơi cung cấp amiăng xanh duy nhất ở Úc. Nhưng sau đó, khu mỏ này bị đóng cửa vào năm 1966, và vào tháng 3 năm 2007, thị trấn này đã bị xóa bỏ vĩnh viễn trên bản đồ của Australia. Ngày nay Wittenoom đã trở thành một thị trấn ma không có bóng người cũng như gia súc.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 3.

    Langley Hancock (Lang) vào đầu những năm 1930 đã phát hiện ra Hẻm núi Wittenoom chứa đầy những quặng amiăng xanh. Năm 1937, Lang đưa các mẫu amiăng xanh mà ông thu thập được trong hẻm núi cho Islwyn Walters (Izzy) và Walter Leonard (Len), những người đang khai thác và chế biến amiăng trắng, và cả ba quyết định cùng nhau phát triển nơi này.

    Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, amiăng chủ yếu được nhập khẩu từ Nam Phi và Canada. Trước Thế chiến thứ hai, thị trường amiăng của Úc trị giá 1 triệu đô la Úc mỗi năm và có tiềm năng xuất khẩu. Lang đã tiến hành các cuộc đàm phán đầy hứa hẹn với người Anh, những người rất muốn sử dụng amiăng làm bộ lọc mặt nạ phòng độc. Các đối tác của ông là Izzy và Len cũng đã đàm phán với Johns Manville ở Hoa Kỳ.

    Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, amiăng được sử dụng nhiều trong sản xuất xe tăng, máy bay, chiến hạm, mũ bảo hiểm và mặt nạ phòng độc.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 4.

    Langley Hancock (Lang), chụp năm 1985.

    Năm 1943, CSR mua lại mỏ amiăng xanh ở Wittenoom, Lang trở thành giám đốc của doanh nghiệp khai thác và xay xát amiăng xanh .

    Năm 1947, thị trấn Wittenoom được xây dựng để phục vụ việc khai thác mỏ amiăng gần đó. Đến năm 1951, thị trấn có 150 ngôi nhà, dân số trên 500 người.

    Đến năm 1956, sản lượng của Wittenoom ước tính là 590.000 tấn quặng, từ đó có thể thu hoạch khoảng 20.000 tấn amiăng.

    Từ năm 1950 đến đầu những năm 1960, Wittenoom là nơi cung cấp amiăng duy nhất ở Úc. Ước tính có khoảng 161.000 tấn amiăng được khai thác từ năm 1943 đến năm 1966.

    Trong 5 năm kể từ năm 1956, hoạt động kinh doanh khai thác amiăng của CSR đều có lãi, tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm dần do giá amiăng giảm. Trong hầu hết các năm khai thác amiăng sau đó, doanh nghiệp này đều thua lỗ. Khi mỏ đóng cửa vào ngày 30 tháng 12 năm 1966, khoản nợ tích lũy của CRS là khoảng 2,5 triệu USD.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 5.

    Nhà máy amiăng, chụp năm 1962.

    Vào mùa hè, khí hậu Wittenoom nóng ẩm, bởi vậy việc lưu thông gió được diễn ra không mấy thuận lợi và khói bụi hầm mỏ khiến cho môi trường làm việc cô cùng khó chịu và nhiều công nhân phải bỏ việc vì không thể chịu đựng được môi trường làm việc khăcs nghiệt đó.

    Trong 23 năm hoạt động của mỏ amiăng, khoảng 7.000 công nhân đã làm việc tại đây. Và gần một nửa số đó đã nghỉ việc trong 3 tháng mùa hè. Bởi vậy CSR gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút công nhân đến làm việc trong hầm mỏ, và vào năm 1951, CSR đã từng gửi đại diện đến Ý và các nước Châu Âu để tuyển dụng công nhân. Nhiều người nhập cư Châu Âu không thể tìm được việc làm ở đất nước của họ đã ký hợp đồng hai năm với CSR để làm việc trong khu mỏ và nhà máy tại Wittenoom.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 6.

    Điều kiện làm việc trong quá trình vận hành của mỏ và nhà máy là vô cùng khắc nghiệt, vấn đề lớn nhất là bụi amiăng tạo thành từ các sợi amiăng nhỏ bay lơ lửng trong không khí. Nhân viên phải làm việc trong môi trường có bụi amiăng mà không có phương tiện bảo vệ cá nhân hiệu quả. Vào thời hoàng kim, Wittenoom có dân số hơn 20.000 người, và có khoảng 13.000 người trong số đó là gia đình và họ hàng của những người thợ mỏ.

    Năm 1944, thanh tra mỏ Adams đã mô tả mối đe dọa về bụi của Wittenoom trong báo cáo điều tra của mình và thảo luận về sự cần thiết phải giảm hàm lượng bụi trong báo cáo. Các kỹ sư khai thác mỏ của Tây Úc cũng báo cáo nguy cơ phát sinh bụi ở Wittenoom vào thời điểm đó.

    Trường hợp nhiễm bệnh vì amiăng đầu tiên của Wittenoom xảy ra vào năm 1946, nhưng ban đầu người ta không nghĩ rằng tình trạng này là do amiăng.

    Năm 1948, Tiến sĩ Eric Saint, một nhân viên y tế của chính phủ Úc đã gửi một lá thư cho Giám đốc Sở Y tế Tây Úc, cảnh báo về mức độ bụi của các hầm mỏ và nhà máy, việc thiếu máy hút khí, sự nguy hiểm của amiăng và ông cũng cảnh báo rằng amiăng tại khu vực Wittenoom rất nguy hiểm, những người tiếp xúc với amiăng sẽ mắc bệnh về hô hấp trong vòng 6 tháng.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 7.

    Tiến sĩ Jim McNulty, một bác sĩ từng làm việc tại trung tâm Dịch vụ Y tế Tây Úc, đã cung cấp thông tin trực tiếp về điều kiện làm việc mà ông quan sát được khi đến thăm Wittenoom vào năm 1959. Ông kể lại: "Thường thì môi trường tại nơi đây rất bẩn và bụi, sàn nhà chứa nhiều amiăng, khi chạm vào bất kỳ bề mặt nào, bạn sẽ nhanh chóng dính đất vào quần áo của mình… Mọi hoạt động trong mỏ đều tiếp xúc với bụi". Ông cũng đã nhiều lần cảnh báo về sự nguy hiểm của amiăng đối với những người thợ mỏ và cư dân của thị trấn. Tuy nhiên, cả ông và Bộ Y tế đều không có thẩm quyền ra lệnh đóng cửa khu khai thác mỏ.

    Năm 1962, Tiến sĩ Jim McNulty đã chẩn đoán trường hợp ung thư trung biểu mô đầu tiên của Úc ở một công nhân tại mỏ amiăng xanh CSR ở Wittenoom.

    Tiến sĩ McNulty nhấn mạnh rằng CSR luôn biết rằng nếu mỏ tiếp tục hoạt động mà không có các biện pháp ngăn chặn bụi đầy đủ, nó có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của công nhân mỏ cũng như những cư dân tại Wittenoom.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 8.

    Từ năm 1977 đến năm 1992, Bộ Y tế Tây Úc và các cơ quan chức năng khác đã tiến hành tám nghiên cứu liên quan đến giám sát không khí. Những nghiên cứu này đã phơi bày nhiều vấn đề, và cuộc tranh luận về nguy cơ sức khỏe của cư dân bắt đầu nóng lên. Một báo cáo sau đó của Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã cung cấp thông tin chi tiết về mức độ ô nhiễm. Báo cáo kiểm tra cho thấy hầu hết mọi khu vực của thị trấn đều có một lượng sợi amiăng nhất định.

    Không nghi ngờ gì khi CSR biết rằng điều kiện làm việc ở Wittenoom rất dễ gây ra bệnh ung thư và bất chấp cảnh báo của các bác sĩ cũng như thanh tra, CSR vẫn tiếp tục vận hành các hoạt động tại khu mỏ và nhà máy mà không có biện pháp ngăn chặn bụi.

    Vào những năm 1970, bác sĩ Janet Elder đã cảm thấy vô cùng hoang mang bởi tốc độ phát triển của bệnh ung thư trung biểu mô và các bệnh do amiăng khác gây ra tai Wittenoom nhanh một cách đột biến. Cô nhớ lại: "Thảm kịch khủng khiếp này diễn ra với tốc độ kinh hoàng, nhiều nạn nhân còn rất trẻ và khỏe mạnh khi họ đến Wittenoom".

    Việc khai thác và xay xát amiăng xanh tại Wittenoom đã có tác động lớn đến tất cả người dân Úc. Đặc biệt là ở Tây Úc, nơi mà tỷ lệ mắc u trung biểu mô ác tính tính theo đầu người là cao nhất ở Úc hoặc thế giới.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 9.

    Trong suốt những năm trước đó, ngành khai thác amiăng được xem là trụ cột kinh tế của Úc, nhưng nó đã kéo theo hơn 2.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến amiăng. Do đó, Úc buộc phải đưa ra quyết định đóng của khu mỏ tại Wittenoom.

    U trung biểu mô là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến amiăng gây chết người và không thể chữa khỏi, là một loại ung thư gây đau đớn và xâm lấn vào niêm mạc phổi và bụng, căn bệnh này sẽ giết chết các bệnh nhân chỉ vài tháng sau khi chẩn đoán.

    Theo ước tính về thời gian ủ bệnh trung bình, dự kiến ​​sẽ có hơn 40.000 người chết vì các bệnh liên quan đến amiăng trong 10-15 năm tới. Tính đến năm 2015, hơn 10.000 người đã chết.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 10.

    Năm 1978, chính quyền bang áp dụng chính sách loại bỏ dần các hoạt động ở thị trấn Witnum. Chính sách này được coi là hành động thích hợp nhất cần được thực hiện để đối phó với tình trạng ô nhiễm amiăng xanh trên diện rộng của thị trấn và các khu vực lân cận.

    Chính sách khuyến khích cư dân thị trấn tự nguyện di chuyển khỏi thị trấn Wittenoom bằng cách mua nhà ở nơi khác. Nhưng tại thời điểm đó, nhiều cư dân địa phương phản đối việc đóng cửa thị trấn, và các quan chức chính phủ đã làm việc chăm chỉ để vận động họ làm sạch thị trấn và phát triển nó thành một điểm thu hút khách du lịch.

    Năm 1981, chính phủ nhắc lại chủ trương xóa bỏ dần Wittenoom và bắt đầu kế hoạch xây dựng khu du lịch mới.

    Vào cuối năm 1991, theo chính sách loại bỏ, chính phủ Úc đã chi hơn 1,4 triệu đô la Mỹ, kết quả là dân số của Wittenum đã giảm từ hơn 90 ngôi nhà vào tháng 5 năm 1984 xuống còn 45 ngôi nhà vào tháng 3 năm 1992.

    Từ năm 1986 đến năm 1992, khoảng 50 ngôi nhà và các tòa nhà khác đã bị phá bỏ. Khi dân số giảm dần, các trường học, bệnh viện và đồn cảnh sát cũng dần dần bị đóng cửa.

    Năm 1993, sân bay tại đây chính thức đóng cửa, chính phủ tuyên bố sẽ không ép buộc cư dân Witnumum rời đi, nhưng cũng không khuyến khích cư dân mới vào thị trấn.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 11.

    Năm 1993, một nghiên cứu cho thấy sau 15 năm cố gắng làm sạch bằng nhiều phương pháp khác nhau thì khu vực này vẫn còn ô nhiễm trên diện rộng. Báo cáo cuối cùng đề xuất việc dọn dẹp bao gồm: loại bỏ 100 mm đất bề mặt bị ô nhiễm và thay thế bằng sỏi theo hướng dẫn nghiêm ngặt. Chi phí ước tính là 2,43 triệu đô la Mỹ. Báo cáo cho biết thị trấn có thể được phát triển trở lại sau khi việc dọn dẹp hoàn thành.

    Tuy nhiên, sau khi nhận được báo cáo, Ủy ban liên sở Wittenoom đã không tổ chức công việc dọn dẹp có hệ thống, vì họ cho rằng thị trấn này khó có thể hoàn thành công cuộc làm sạch kể trên, và những lợi ích cũng như rủi ro liên quan đến việc dọn dẹp không thể ước tính được.

    Về mặt pháp lý, mọi người được khuyến khích sống trong các thị trấn ô nhiễm amiăng xanh đã được làm sạch. Nếu cư dân hoặc du khách mắc các bệnh liên quan đến amiăng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, họ có khả năng nhắm mục tiêu đến các tổ chức tham gia dự án hoặc chính phủ sẽ hành động theo pháp lý.

    Vì vậy, ngay cả sau khi dọn dẹp, Wittenoom vẫn là một nơi không còn có thể sinh sống được nữa.

    Thị trấn ma của Úc bị xóa vĩnh viễn khỏi bảng chỉ đường và bản đồ do khủng hoảng amiăng - Ảnh 12.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ