Trong quá khứ điều tương tự đã xảy ra. Một cơn địa chấn đã làm sụp đổ hoàn toàn ngành công nghiệp công nghệ cao.
Ngành công nghiệp công nghệ cao đang có sự phát triển rất nhanh chóng tại thời điểm hiện tại. Giống như một quả bom bong bóng khổng lồ, nó lớn dần cùng với sự phát triển của các công ty công nghệ và tăng trưởng giá trị trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên bất kỳ quả bom nào cũng có thể phát nổ, trong quá khứ điều tương tự đã xảy ra. Một cơn địa chấn đã làm sụp đổ hoàn toàn ngành công nghiệp công nghệ cao.
Nếu nhìn vào biểu đồ phía dưới, chúng ta có thể thấy giá trị của toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao từ khi bắt đầu cho đến nay. Nó đã trải qua một giai đoạn bùng nổ lớn vào khoảng 1998 - 2002 , tuy nhiên sau đó là một sự sụt giảm nhanh chóng mà đã khiến cho nhiều công ty phá sản vào năm 2002 và 2003.
Thị trường cổ phiếu ngành công nghệ cao từ khi mới hình thành cho đến nay.
Bất kỳ làn sóng lớn nào trên thị trường cổ phiếu cũng có thể nhấn chìm các nhà đầu tư và chính các công ty phát hành cổ phiếu đó. Vào năm 1996, các nhà đầu tư đổ xô đi mua cổ phiếu của các công ty công nghệ, không cần biết là công ty đó làm ăn như thế nào, chỉ cần được gắn mác công nghệ là cổ phiếu được mua vào ầm ầm. Thậm chí có những công ty không có lợi nhuận, không có doanh thu và không có khách hàng cũng được “lên sàn”. Chính điều này tạo ra một quả bom khổng lồ chỉ chờ được châm ngòi.
Quả bom khổng lồ này được châm ngòi vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, khi thẩm phán Thomas Penfield Jackson đưa ra phán quyết rằng Microsoft đã vi phạm điều 1 và 2 của bộ luật Sherman, một bộ luật nhằm chống độc quyền tại Mỹ.
Vụ kiện chống độc quyền Microsoft đã châm ngòi cho quả bom, nhấn chìm toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao.
Microsoft bị cáo buộc sử dụng sức mạnh độc quyền của mình trên hệ điều hành Windows để đe dọa các công ty sản xuất phần cứng như Netscape, IBM, Compaq, và Intel. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, cũng vào đúng ngày này Chính phủ Mỹ đã chính thức tuyên bố rằng các công ty công nghệ lớn nhất và mạnh nhất lúc đó đã sử dụng sức mạnh của mình để dẫn dắt thị trường cổ phiếu ngành công nghệ và đã vi phạm pháp luật.
Ngay lập tức giá trị của ngành công nghiệp công nghệ cao này sụt giảm một cách chóng mặt, nó giống như một quả bom phát nổ và nhấn chìm rất nhiều công ty công nghệ và các nhà đầu tư vào thời điểm đó. Chỉ có những công ty lớn và có thực lực thật sự mới có thể trụ vững sau cơn địa chấn này.
Quay trở về hiện tại, có lẽ Apple đang là công ty công nghệ lớn nhất thế giới và Google là số hai. Tuy nhiên trong khi Apple ít bị săm soi với lĩnh vực kinh doanh chính là iPhone và Macbook, thì Google với quảng cáo trực tuyến và nhiều mảng kinh doanh khác liên quan đến internet phải chịu rất nhiều sự “quan tâm” bởi chính phú Mỹ và các nước châu Âu.
Google có trở thành một Microsoft thứ hai?
Lịch sử không nhất thiết phải lặp lại, nhưng chúng ta có thể thấy một số điểm tương đồng trong thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư đang đổ tiến vào ngành công nghiệp công nghệ cao và thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi các công ty lớn như Apple hay Google. Trong khi đó Google tiếp tục đứng trước cáo buộc độc quyền với các ứng dụng trên hệ điều hành Andoird.
Và nếu như Google bị tòa án kết tội vi phạm luật chống độc quyền, và nếu Google trở thành một Microsoft thứ hai, rất có thể một quả bom khổng lồ nữa sẽ phát nổ. Vấn đề là cơn địa chấn này có đủ sức nhấn chìm cả ngành công nghiệp công nghệ cao hay không, khi mà bên cạnh những “bong bóng” vẫn có những công ty có thực lực và đủ sức để vực dậy cả thị trường.
Nhiều công ty công nghệ với thực lực liệu có thể chống đỡ và vực dậy thị trường sau một vụ nổ lần thứ hai?
Có thể lịch sử sẽ không lặp lại, vì không ai muốn đi theo vết xe đổ trước đây. Tuy nhiên ngành công nghiệp công nghệ cao vẫn được đánh giá là “bong bóng” công nghệ vì nó chứa đựng nhiều rủi ro và có thể chỉ cần một vụ kiện bản quyền cũng có thể khiến cho một công ty công nghệ phá sản.
Tham khảo: businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?