Thiên thạch chỉ là một đòn "knock-out", khủng long đã trên bờ vực tuyệt chủng từ lâu trước khi va chạm xảy ra
Phải chăng đây là một "ân huệ" cho loài khủng long?
Sau khi thống trị hành tinh trong hơn 170 triệu năm, loài khủng long phi điểu đột nhiên bị xóa sổ do tác động của một thiên thạch lớn rơi xuống bán đảo Yucatán khoảng 66 triệu năm trước.
Vụ va chạm gây ra một loạt tàn phá môi trường, với các mảnh vỡ và bụi trong khí quyển chặn cả ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm mạnh. Động vật bị chết và tuyệt chủng.
Đó là điều mà hầu hết các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng đã xảy ra.
Trong khi bằng chứng về tác động cuối kỷ Phấn trắng này là không thể chối cãi, cuộc tranh luận trong cộng đồng cổ sinh vật học vẫn đang diễn ra về việc liệu sự tuyệt chủng của khủng long diễn ra đột ngột hay từ từ.
Các cuộc tuyệt chủng xảy ra trùng với một thời kỳ biến động môi trường lâu dài, phần lớn là kết quả của sự chia cắt liên tục của các siêu lục địa Laurasia và Gondwana. Mực nước biển cao, khí hậu lạnh đi, sự lan rộng của môi trường sống mới trên đất liền, cũng như hoạt động núi lửa lớn, tất cả có thể đóng vai trò quan trọng trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Cho đến nay, việc phân tích dữ liệu hóa thạch vẫn chưa đưa ra bằng chứng thuyết phục nào về sự suy giảm các loài khủng long trước khi chúng tuyệt chủng. Một nghiên cứu vào năm 2016 đã phản biện ý tưởng về sự tuyệt chủng đột ngột, nhưng kết luận này được chứng minh là gây tranh cãi.
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết rằng những loài khủng long phi điểu đã đứng trên bờ vực tuyệt chủng trước khi xảy ra các sự kiện đại hồng thủy do va chạm với thiên thạch khét tiếng.
Nghiên cứu mới nhận định rằng các loài khủng long phi điểu (tức là tất cả các loại khủng long khác chim) đã trên bề vực tuyệt chủng từ lâu trước khi thiên thạch va vào Trái đất
Được dẫn dắt bởi nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, các tác giả tuyên bố rằng những phát triển về phương pháp phân tích dữ liệu đã cho phép họ tính đến những sai lệch nhất định trong dữ liệu hóa thạch, cùng với đó là có sự không chắc chắn về tuổi của hóa thạch.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 1.600 hóa thạch khủng long để đánh giá đặc điểm và tỷ lệ tuyệt chủng của sáu họ khủng long chính: Ankylosauridae, Ceratopsidae, Hadrosauridae, Dromaeosauridae, Troodontidae và Tyrannosauridae.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sự đa dạng của các loài khủng long phi điểu bắt đầu suy giảm khoảng 76 triệu năm trước - tức là 10 triệu năm trước khi xảy ra vụ va chạm Yucatán. Họ cho rằng sự suy giảm có liên quan đến tỷ lệ tuyệt chủng gia tăng ở các loài già hơn, những loài có thể thiếu tập tính mới trong khi tiến hóa và không thể thích nghi với các điều kiện môi trường thay đổi.
Biểu đồ cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của khủng long cuối kỳ Phấn Trắng trước khi thiên thạch va vào Trái đất
Các tác giả cho biết: “Những kết quả này ngụ ý rằng thời kỳ ấm áp tạo điều kiện cho sự đa dạng hóa của khủng long, trong khi thời kỳ lạnh hơn dẫn đến sự tuyệt chủng gia tăng”.
Các yếu tố sinh thái và vật lý chỉ ra khí hậu lạnh là chất xúc tác cho sự suy giảm của các loài khủng long trong cuối kỷ Phấn trắng. Nhiệt độ này có thể gây ra rắc rối cho các loài khủng long lớn nói riêng, vì chúng dựa vào khí hậu ấm áp để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.
"Lời giải thích về mặt sinh lý học cho việc thời tiết lạnh gây ra sự tuyệt chủng có liên quan đến giả thuyết rằng nếu việc xác định giới tính ở khủng long phụ thuộc vào nhiệt độ, như ở cá sấu và rùa, thì việc chuyển đổi giới tính của phôi có thể góp phần làm mất đi sự đa dạng với khí hậu toàn cầu nguội dần vào cuối kỷ Phấn trắng,” Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Thiên thạch có thể chỉ là một đò "ân huệ" đối với khủng long
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố bổ sung, chẳng hạn như loài khủng long ăn cỏ cạnh tranh với các loài ăn cỏ khác - răng của chúng cho thấy chúng có khả năng ăn nhiều loại thực vật hơn các đối thủ cạnh tranh chuyên biệt hơn. Với việc động vật ăn cỏ đóng vai trò liên kết với nhau trong lưới thức ăn, sự suy giảm của chúng có thể gây bất lợi cho một số loài khủng long khác.
Cuối cùng, dữ liệu từ nghiên cứu mới cho thấy sự tuyệt chủng của loài khủng long thực sự không thể chỉ là do một vụ va chạm với thiên thạch lớn.
Mặc dù nghiên cứu không nêu trực tiếp ra cơ chế sinh thái làm nền tảng cho tác động của sự nguội lạnh toàn cầu đối với sự hình thành loài khủng long và tốc độ tuyệt chủng của chúng, nhưng kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng những thay đổi môi trường lâu dài có thể khiến các loài khủng long phi điểu có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí trước cả khi tảng đá không gian khổng lồ va chạm với Trái Đất.
Tham khảo: ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời