Thiết kế nhà cao hàng chục tầng gấp lại được như Origami dành cho vùng thiên tai đạt giải kiến trúc của năm
Thiết kế nhà cao hàng chục tầng, có thể gấp lại như Origami để di chuyển tại các vùng hay xảy ra thiên tai đã được nhận giải kiến trúc xuất sắc nhất năm 2018.
Cuộ thi thiết kế giải pháp cho các nhà cao tầng Evolo tổ chức thường niên từ năm 2006 đến nay đã giúp tìm ra rất nhiều ý tưởng sáng tạo, được coi là nơi cung cấp giải pháp cho ngành xây dựng cao ốc trong tương lai. Và giải thưởng năm 2018 lần này đã được trao cho thiết kế Skyshelter.zip, loại nhà cao tầng có thể gấp lại được giống như mô hình xếp giấy Origami để di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu.
Được biết, mẫu thiết kế Skyshelter.zip lấy cảm hứng từ bộ môn xếp giấy Origami của Nhật Bản, với ưu điểm là có thể tạo ra một nhà cao tầng nhanh chóng, cung cấp chỗ ở tạm thời cho các cư dân tại những vùng bị thiên tai, chiến tranh...
Dự án được nghiên cứu, thiết kế bởi một nhóm các kiến trúc sư Ba Lan. Nhóm thiết kế đã trình bày rằng toàn bộ kiến trúc của tòa nhà có thể được gấp gọn lại, đặt trong một hộp lớn để máy bay trực thăng vận chuyển tới nơi cần dựng nhà. Sau đó, nhân viên xây dựng chỉ cần bơm đầy khí Heli vào những quả bóng bên trong, chúng sẽ kéo toàn bộ kết cấu lên và dựng thành một tòa nhà cao tầng hoàn chỉnh cho mục đích sử dụng tạm thời mà không cần ngoại lực tác động.
Mẫu thiết kế trên đã giành được chiến thắng của giải thưởng Evolo 2018 sau khi vượt qua 525 ý tưởng thú vị về kiến trúc khác, bao gồm những thiết kế từng gây chấn động như mô hình tòa tháp xanh Urban Lung hay dự án tòa nhà thác nước kết hợp kiến trúc lẫn khai thác năng lượng tái tạo.
Hình ảnh mô phỏng thiết kế tòa nhà cao tầng có thể gập lại được như mô hình xếp giấy Origami để trực thăng dễ dàng chở tới các vùng bị thiên tai
Quá trình lắp đặt một tòa nhà Skyshelter.zip: 1. Trực thăng chở nhà tới nơi cần lắp đặt 2. Bơm khí heli vào bong bóng đặt bên trong mô hình 3. Bóng heli sẽ tự dựng nên toàn bộ kết cấu của nhà.
Skyshelter.zip được thiết kế bởi Damian Granosik, Jakub Kulisa, và Piotr Pańczyk, 3 kiến trúc sư đến từ Ba Lan. Ý tưởng này đạt giải nhờ những tính năng ưu việt như dễ vận chuyển, dễ lắp đặt, thậm chí có thể dựng tại những vùng có nền đất bất ổn. Một tòa nhà tạm Skyshelter.zip sẽ giúp cung cấp không gian cư trú tạm thời cho người dân vùng gặp thiên tai nhiều hơn 30 lần so với việc dựng lều trại như hiện nay.
Kết cấu nhẹ, có thể được tạo ra dễ dàng bằng máy in 3D của Skyshelter.zip được kết nối với một bong bóng lớn ở trung tâm để triển khai lên khi lắp đặt. Số lượng tầng và phòng tạo ra cũng có thể tùy chỉnh được dựa theo nhu cầu của người lắp đặt. Điều này giúp đơn vị thi công có thể dễ dàng lắp thêm tầng hay phòng ngủ đề phòng trường hợp quá tải có thể xảy ra khi có thiên tai.
Thiết kế này cũng cho phép có thể lắp đặt một lượng lớn các tòa nhà tạm như thế này trên diện rộng, điều khá cần thiết đối với việc cứu nạn tại những vùng đông dân cư. Đây được coi là một trong những thiết kế có tính khả thi và rất hữu dụng trong tương lai khi mà ngày càng có nhiều thảm họa tự nhiên xảy ra mỗi năm trên thế giới do tác động của biến đổi khí hậu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"