Thời Gen Z kéo nhau lên Threads tìm việc đông như trẩy hội: Không khoe bằng cấp, đăng ảnh xinh rồi viết cap thú vị là tiếp cận cả 10.000 người
Điều gì đang tạo ra sự đặc biệt cho Gen Z khi lên Threads tìm việc, so với các nền tảng khác trước đây?
- Trong thời đại trí tuệ nhân tạo, bạn phải biết làm sếp thì mới mong có việc làm
- CEO Jensen Huang giải thích tại sao NVIDIA sản xuất robot hình người, khẳng định công nghệ này sẽ tạo ra thêm việc làm
- Tránh bị lừa đảo việc làm cận Tết
- AI đe dọa 40% việc làm trên thế giới
- Hàn Quốc sắp có trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới: Tham vọng của Samsung, SK hynix, sẽ tạo ra hơn 3 triệu việc làm
- Nghe nói Threads tuyển dụng đỉnh lắm, giờ muốn tìm Gen Z cứ lên đây.
- Lướt Threads 5p và những gì mà tôi thấy. Thứ 1: Tin tuyển dụng.
- Dạo này trên Threads tôi toàn tin tuyển dụng, tuyển KOC, mẫu ảnh… blablabla, thì ra thị trường tuyển dụng vẫn chưa chạm đáy.
Đó là những gì dân tình đang rôm rả bàn tán về Threads và cách mọi người dùng MXH này gần đây.
Đa phần người tìm việc trên Threads là Gen Z mới ra trường, đang học năm cuối muốn tìm việc làm thêm, tìm nơi thực tập bla bla bla. Từ chỗ rủ nhau lên mảnh đất mới này để tâm sự "chữa lành" thì quay sang đăng nội dung tìm việc full time, việc bán thời gian, các job tay trái… vì nhận ra: Có tiền cũng là 1 kiểu chữa lành!
Các công ty nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tận dụng đăng tin tuyển dụng - rải JD (mô tả công việc) ầm đúng chỗ tập trung nhiều "bảnh" trẻ - khỏe - đẹp nhất hiện nay. Không khí "người có việc tìm người cần việc" vô cùng náo nhiệt. Chẳng quá lời khi nói Threads giờ chính là "vựa việc" của Gen Z còn nhà tuyển dụng cứ ngồi yên, ứng viên sẽ tự đến.
Nhưng khoan, điều gì đang tạo ra sự đặc biệt cho Gen Z khi lên Threads tìm việc, so với các nền tảng khác trước đây? Tuyển người dễ còn chất lượng thì sao? Tất tần tật những thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Vì sao lên Threads mà nói về bằng cấp là lỗi thời?
"Lướt Threads thấy vô vàn bài tuyển dụng Marketing mà tôi không có kinh nghiệm trong ngành đó dù nhìn thấy cũng mê quá. Tôi chỉ có khả năng giám sát, giao tiếp với khách hàng, lập kế hoạch, phân bổ và hướng dẫn nhân lực, xông pha hiến máu,... thì có công việc nào phù hợp với người như tôi không các bác ơi".
Đây là bài đăng tìm việc của Phương Nhi (28 tuổi) trên Threads, kèm theo đó là 2 bức hình của cô nàng. Sau 3 ngày, bài đăng của Nhi đã tiếp cận được với hơn 10 nghìn người, hàng trăm lượt yêu thích và bình luận, có người còn nhiệt tình giới thiệu job cho cô nàng.
Bài đăng của Phương Nhi (Ảnh màn hình)
Chưa cần đến một chiếc CV chỉn chu, cũng chẳng nhắc nhiều đến bằng cấp, song Phương Nhi đã chứng minh được khả năng "tiếp cận" của nội dung tìm việc mà mình đăng tải là rất đáng nể. Điều đầu tiên là khiến các nhà tuyển dụng tò mò, quan tâm đến mình cái đã, phù hợp với công việc hay không thì để cho các bước tiếp theo!
Xét về khía cạnh này, Phương Nhi đã "thắng" trong cuộc đua tìm việc trên Threads.
Theo Nhi, việc sử dụng MXH để tìm việc có ưu điểm lớn nhất là sự đa dạng: "Có rất nhiều sự lựa chọn nên cơ hội tìm được công việc phù hợp cũng cao hơn. Thêm nữa, mình có thể check qua được profile của người đăng tuyển. Vì mình nghĩ điều này cũng quan trọng, người đăng tuyển có profile uy tín thì ứng viên sáng giá sẽ tìm đến rất nhiều".
Phương Nhi
Đi tìm việc trên Threads, ngoài kinh nghiệm làm việc, nhiều "bảnh" còn giới thiệu cả cung hoàng đạo, nhóm tính cách,...
Nếu không sử dụng ảnh của chính mình, hội Gen Z thường chọn ảnh meme, gif, chó mèo dễ thương để đính kèm vào bài đăng tìm việc. Tất cả đều nhằm mục đích thể hiện tính cá nhân đồng thời thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Còn nếu không, ai vô tình lướt qua cũng cảm thấy thoải mái giải trí không tạo cảm giác đang "chiếm đất" chung để làm việc riêng.
Phần lớn các công việc được tìm kiếm trên nền tảng này thuộc lĩnh vực sáng tạo (thiết kế, sáng tạo nội dung, video editor,...), marketing, nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,... Song song với đó, hình thức được nhiều ứng viên lựa chọn là freelancer, làm việc từ xa, part-time.
"Bảnh" là cách xưng hô thường thấy ở các bài đăng tìm việc
Một số bài đăng tìm việc cũng ấn tượng trên Threads
Sở dĩ những nội dung công việc này chiếm ưu thế ở Threads vì phù hợp nhu cầu của người trẻ, ưa sáng tạo, tự do và linh hoạt thời gian.
Austin (nickname) là một bạn trẻ cũng đang tìm việc ở vị trí designer trên Threads. Anh chàng này bắt đầu có mặt ở nền tảng này từ năm ngoái với mục đích sử dụng như MXH cá nhân. Ban đầu Austin không quan tâm đến các bài đăng tuyển dụng nhưng thuật toán của nền tảng đẩy nội dung này quá nhiều nên anh chàng cũng bị cuốn theo, thấy công việc nào phù hợp liền liên lạc để hỏi JD.
Đến hiện tại, Austin chưa tìm được "bến đỗ" công việc cho mình. Anh chàng cho rằng nguyên nhân chủ yếu là vì nền tảng đẩy nội dung này tiếp cận đến nhiều người, số người apply nhiều nên khó cạnh tranh. "Có nhiều job mình không thấy trên các nền tảng và web khác nên có thể khiến nhiều người dùng Threads apply".
"Hốt hoảng" vì CV đổ về nhiều và nhanh nhưng phía tuyển dụng xác định rõ 1 điều!
Ứng viên đổ xô lên Threads tìm việc trở thành "mỏ vàng" cho các HR và nhà tuyển dụng.
Hồ Phú Vinh, hiện là Giám đốc sáng tạo ở một công ty truyền thông cho biết sau 2 ngày đăng bài tuyển designer trên Threads, bài đăng của anh nhận về 600 lượt thả tim, 29 lượt đăng lại. Kết quả, có khoảng 30 - 40 người liên lạc qua Instagram để xin JD (Job Description - mô tả công việc) và khoảng 50 CV (Curriculum Vitae - hồ sơ ứng tuyển) được gửi về mail.
Đã trải qua nhiều đợt tuyển dụng nhưng Vinh vẫn khá hoảng vì số lượng ứng viên tìm đến nhiều và nhanh. "Mình chưa bao giờ có được kết quả nhanh như thế. Như mọi lần các bài đăng tuyển dụng của bọn mình phải đăng tầm 1 tuần, nhờ share khắp nơi mới có được khoảng 10 - 20 ứng viên" - Vinh nói.
Hồ Phú Vinh
Dù vẫn đang đọc CV nhưng về mặt bằng chung, Vinh nhận thấy có khá nhiều profile xịn từ các bạn trẻ Gen Z, đặc biệt là nhóm sinh năm 2000 trở đi.
Về ưu điểm khi lên Threads tuyển dụng, Phú Vinh nhận thấy đây là nền tảng được người trẻ, người làm sáng tạo sử dụng nhiều nên các công việc liên quan đến sáng tạo, marketing, social media, design... sẽ được quan tâm. Bên cạnh đó nếu người tuyển dụng có sẵn một lượng theo dõi trên Instagram nữa thì cũng sẽ hiệu quả vì 2 nền tảng này liên kết với nhau.
Về điểm chưa thực sự tốt, Vinh cho biết: "Mình nghĩ các bạn dùng Threads đều trẻ, phần lớn là Gen Z nên chủ yếu tìm các công việc part-time, freelancer, thực tập sinh,... Vì vậy nếu cần tuyển dụng nhân sự có trình độ cao hay kinh nghiệm lâu năm hơn thì sẽ hơi khó. Trong trường hợp của mình, dù tìm cả nhân sự full-time lẫn intern nhưng lượng ứng viên hỏi về intern chiếm đến 60 - 70%".
Các nhà tuyển dụng cũng chịu khó đầu tư, thiết kế bắt mắt để thu hút người tài
Danh Trương (Hà Nội) cũng lên Threads tuyển dụng, nhưng không phải cho mình mà là hỗ trợ một người bạn. Vị trí cần tìm người là nhân viên bán hàng cho shop thời trang. Danh cho biết sau khi đăng bài trên nền tảng này thì hiệu quả tương đối tốt. Bạn cô còn tiết lộ rằng nhận được khá nhiều CV xịn dù đây chỉ là tìm nhân viên bán hàng.
Tuy nhiên điều quan trọng mà Danh Trương nhận thấy khi quan sát thị trường tuyển dụng trên Threads là xuất hiện các hình thức lừa đảo. Cô chia sẻ:
"Những bài đăng tuyển dụng với lời lẽ dễ nghe thường được nhiều người để ý hơn còn viết bình thường, tử tế thì lại ít tương tác. Và đôi khi đó chính là cách để kẻ gian lợi dụng lừa đảo. Ngoài ra với những công việc lương cao, ưu đãi tốt thì ứng viên nên đặt nghi vấn ngay bởi rất khó có chuyện việc nhẹ lương cao".
Đúng như Phú Vinh và Danh Trương chia sẻ, hình thức nào hấp dẫn quá, điều gì dễ dàng quá thì luôn có mặt trái của nó. Bên cạnh những điểm cộng to đùng ai cũng thấy khi tuyển dụng qua Threads, thì có không ít HR sau khi đăng tin tuyển dụng thành công đã quay lại nền tảng này than trời vì ứng viên Gen Z "bùng kèo" làm việc sau khi phỏng vấn với lý do "không sắp xếp được thời gian".
Chưa kể, qua quá trình tiếp cận, phỏng vấn nhiều Gen Z - nhiều HR nhận thấy có đến 80% ứng viên hỏi về việc "em có thể làm việc từ xa không", "em không lên công ty được không?", "em có vấn đề với việc giao tiếp, em muốn làm một mình anh chị quản lý từ xa nhé"... khiến các HR "nổ não".
Việc đi giải quyết từng yêu cầu mang tính cá nhân của những ứng viên có tính "cá nhân" quá cao như Gen Z hiện tại trên Threads cũng đặt ra cho nhà tuyển dụng bài toán khó. Mặt khác, tuyển người thì dễ nhưng giữ người thì khó. Chuyện vừa nhận việc tuần trước tuần sau đã xin nghỉ ngay không hiếm. Điều này tạo nên sự xáo trộn về mặt nhân sự mà không tổ chức nào muốn đối mặt.
Vì vậy, "các bảnh" cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp cũng như nghiêm túc khi tìm kiếm một job mới dù là bất cứ ở đâu, công việc gì.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín