Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp

    PH - WeBuy,  

    Chỉ là 1 thao tác thôi nhưng nếu không thực hiện có thể trở thành sai lầm dễ gây ra tai nạn không đáng có.

    Gió mùa về, nhu cầu dùng bình nóng lạnh tăng cao, kéo theo đó là nguy cơ chập cháy đường điện cũng xuất hiện nhiều hơn. Đơn cử như vụ nổ bình nóng lạnh ở Quảng Ninh gần đây chẳng hạn: Gia đình vì chủ quan nên bật bình nóng lạnh cả ngày, chỉ lúc nào dùng mới tắt đi để tránh bị điện giật. Thế nhưng, điều này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho cả thiết bị lẫn người dùng. Cũng may, chiếc bình nóng lạnh này chỉ phát nổ chứ không cháy lan ra cả nhà và cũng không có ai trong gia đình bị ảnh hưởng, thương vong.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 1.

    Vì chủ quan, lúc nào cũng bật bình nóng lạnh mà gây cháy nổ, hư hỏng nhiều đồ dùng trong nhà. (Ảnh: internet)

    Lý do không nên bật bình nóng lạnh liên tục

    Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đun nước cho đến khi nóng đạt nhiệt độ đã cài đặt, sau đó rơ le sẽ tự ngắt, ngừng cung cấp nhiệt. Nhưng nếu bật liên tục, khi nhiệt độ giảm xuống 1 mức nào đó, rơ le sẽ lại tự động bật và đun nước nóng lên qua thanh nhiệt bên trong bình.

    Nếu cắm điện bình nóng lạnh cả ngày, rơ le sẽ liên tục bật tắt theo chu kì, không những gây tiêu hao điện năng để duy trì nhiệt độ nước (trong trường hợp gia đình ít dùng nước nóng) mà còn dễ khiến thiết bị quá tải điện năng, linh kiện nhanh hao mòn hơn và giảm hiệu suất hoạt động. Đặc biệt phần thanh nhiệt bên trong sẽ bị ăn mòn liên tục, giảm tuổi thọ đáng kể so với khi nào cần dùng mới bật bình.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 2.

    Bật bình nóng lạnh cả ngày làm tăng nguy cơ hao mòn, hỏng hóc các linh kiện bên trong. Nhẹ thì giảm tuổi thọ, tốn điện, nặng hơn có thể là nguyên do gây nứt, vỡ, rò rỉ điện hay chập cháy vô cùng nguy hiểm.

    Tất cả những vấn đề này đều có khả năng làm bình nóng lạnh bị nứt, vỡ gây rò rỉ điện, thậm chí là chập cháy bất ngờ.

    Vì thế, các tốt nhất để đảm bảo độ bền cho bình cũng như an toàn cho cả gia đình là chỉ bật khi muốn sử dụng nước nóng. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh mức nhiệt ở mức vừa phải để hạn chế quá tải điện trong quá trình đun.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 3.

    Bình nóng lạnh có tuổi thọ trung bình hơn 10 năm, nhưng chỉ là trong điều kiện tối ưu, thường xuyên bảo dưỡng, thay thế các linh kiện bị ăn mòn bên trong. Nếu bật bình liên tục thì con số chắc chắn sẽ giảm đi nhiều. (Ảnh: internet)

    Bên cạnh đó, nếu bận rộn hoặc hay quên không bật bình, bạn có thể cân nhắc dùng các loại ổ cắm điện thông minh hẹn giờ bật tắt. Tuy nhiên, phải dựa vào công suất bình nóng lạnh để chọn đúng loại. Ví dụ loại bình 2000W thì nên mua ổ cắm công suất tối đa khoảng 2500W, hoặc nếu bình 2500W thì mua loại 3000W để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mua về nên thử nghiệm trước bằng cách cắm điện và bật bình, nếu thấy ổ cắm quá nóng, phát mùi khét thì hãy tháo ngay ra và mua loại tốt hơn. Ngoài ra, 1 số loại ổ cắm thông minh còn hỗ trợ thêm nút bật tắt không dây để điều khiển mà không cần dùng điện thoại di động.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 4.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 5.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 6.

    Lưu ý, cách này không áp dụng cho các căn nhà đã lắp sẵn bình nóng lạnh và chỉ bật tắt bằng aptomat, ví dụ như ở các căn hộ chung cư chẳng hạn. Nếu nhà bạn cũng như vậy thì chỉ còn cách tạo thói quen bật máy lên khoảng 15 - 20 phút trước khi dùng rồi tắt đi luôn thay vì bật cả ngày là đã yên tâm hơn rất nhiều.

    Còn thiết bị nào cần lưu ý?

    Thực ra, bất kì thiết bị điện nào công suất lớn, thường xuyên phải hoạt động hết công suất đều cần chú ý khoản ổ cắm và đường điện. Ví dụ như vụ việc tại 1 khu chung cư quận Tây Hồ gần đây, chỉ vì cắm máy giặt đặt ngoài ban công cả ngày mà bị chập điện, cháy lan vào bên trong nhà gây hư hỏng nặng.

    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 7.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 8.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 9.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 10.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 11.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 12.
    Thói quen sai lầm khi dùng bình nóng lạnh nói mãi nhiều người vẫn không nghe, đến khi chẳng may cháy nổ lại hối không kịp - Ảnh 13.

    Ngay cả việc cắm điện máy giặt ở ngoài ban công cũng cần chú ý vì vẫn có nguy cơ gây chập cháy nếu sử dụng ổ cắm, dây cắm chất lượng kém hoặc bị mưa hắt vào.

    Lời khuyên ở đây là nên cẩn thận hơn với các thiết bị công suất cao, nên tháo dây cắm ra khỏi ổ điện khi không dùng đến, dùng các biện pháp chắn nắng mưa và đảm bảo chất lượng cho các ổ điện ngay từ khi lắp đặt. Nếu thấy ổ điện có dấu hiệu chảy nhựa, ám đen hay dễ phát tia lửa cũng là lúc để bạn xem xét nên thay thế với loại chịu tải tốt hơn, độ bền cao hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ