Apple đã khéo léo gài một Easter Egg vào App Store mới trong hệ điều hành iOS 11 mới được phát hành. Dù bé nhỏ nhưng nó lại rất quan trọng, một sợi dây liên kết tất cả dẫn mọi thứ quy về đúng giá trị cốt lõi của Apple và App Store.
- Trên Control Center iOS 11, bấm tắt Bluetooth thì Bluetooth sẽ chưa tắt hẳn, Apple gọi đó là tính năng chứ không phải lỗi
- Vụ việc để lộ phiên bản GM của iOS 11 do chính nhân viên của Apple gây ra?
- Sau khi cập nhật iOS 11 iPad Pro sẽ như "hổ mọc thêm cánh", sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với laptop
Cái nhìn tổng quát về giao diện mới của App Store.
Bạn có bất ngờ khi đọc đến đây không? Nếu có thì bạn cũng giống phần lớn mọi người bỏ qua biểu tượng Game trong giao diện App Store iOS 11 mới, mà không hay biết rằng thiết kế của nó được dựa trên một biểu tượng cực kỳ quen thuộc. Hãy nhìn thật kỹ vào biểu tượng hỏa tiễn nhỏ dưới đây. Trông quen quen đúng không? Chính xác là giống với hình dạng chiếc lá của trái táo Apple. Nói trắng ra thì đây cũng là chiếc lá đó, chỉ tô điểm thêm vài chi tiết nữa cho khác đi.
Nếu xếp chồng biểu tượng hỏa tiễn vào phần chiếc lá trong logo của Apple, mọi đường nét đều trùng khớp đến từng milimét.
Và tất nhiên là Apple có mục đích đằng sau nó, vì tầm quan trọng to lớn của những ứng dụng trò chơi trong hệ sinh thái App Store.
Năm 2015, nghiên cứu của Hiệp hội Phần mềm Điện tử (ESA) chỉ ra rằng 155 triệu người Mỹ thích chơi điện tử và có 53% trong số đó sử dụng thiết bị di động để chơi game. Ngành công nghiệp trò chơi trên điện thoại có thể kiếm đến 36 triệu USD (818 tỷ VND).
Việc dành riêng một tab cho Game (và cũng là thể loại duy nhất có tab riêng) dĩ nhiên mang một ý nghĩa nhất định.
Song chỉ thế thôi thì vẫn chưa đủ. Vậy nên Apple đã dựa trên kiểu dáng của một phần logo để tạo ra hình hỏa tiễn mới. Nó có thể hiểu đơn giản là cách để phiên bản Apple Store mới có thể giữ lại chút gì liên quan đến bộ nhận diện cũ.
Cuộc cách mạng ứng dụng
Mọi người đã quên rằng cuộc cách mạng của App Store là dành cho những ứng dụng điện thoại và những nhà phát triển game. Mỗi ứng dụng hiện có trên chiếc iPhone đều liên quan đến trung tâm kiểm tra và nền tảng phân phối cho phần mềm.
Trong một buổi ra mắt iPhone năm 2008, nhà sáng lập của Apple, Steve Jobs đã vạch ra ước mơ của mọi nhà phát triển.
"Bạn là một nhà phát triển và bạn vừa dành 2 tuần, có thể hơn thế, để lập trình một ứng dụng tuyệt vời nào đó, vậy ước mơ của bạn là gì ? Điều bạn mong ước nhất chính là có thể đưa chúng đến gần với người tiêu dùng và hy vọng họ sẽ thích thú và mua ứng dụng đó."
Theo ông Jobs, vài nhà phát triển có thể xử lý quá trình phân phối, tức là làm sao cho sản phẩm của mình tiếp cận được đến công chúng, nhưng vài người không làm được.
"Thậm chí ngay cả những nhà phát triển lớn của iPhone cũng sẽ phải trải qua thời gian khó khăn để người dùng iPhone có thể nhận diện sản phẩm của họ. Apple chúng tôi sẽ giải quyết những vấn đề cho cả đội ngũ, từ việc lớn đến nhỏ."
Đó cũng là lúc App Store ra đời - một nhân tố cân bằng tuyệt vời cho 'Trái táo khuyết'.
Bạn có thể xem toàn bộ bài phát biểu của Steve Jobs năm 2008 ở đây.
Lúc mới bắt đầu, chỉ có khoảng 500 ứng dụng được ra mắt trên App Store. Và giờ đây con số đó đã tăng lên hơn 2 triệu, khiến việc tìm kiếm và khám phá trở nên khó khăn hơn. Và phải đến iOS 11 được tung ra thì mới có phiên bản thiết kế giao diện mới.
Các tùy chọn menu trong App Store mà Jobs nêu ra ở năm 2008 đều được giữ nguyên gần một thập kỷ qua - bao gồm Featured (Sản phẩm Nổi bật), Categories (Chuyên mục), Top Charts (Bảng xếp hạng), Search (Ô tìm kiếm) và Updates (Cập nhật).
Cùng với tab Game, iOS 11 còn cho ra tab Apps (Ứng dụng ), giống với tab Featured bản cũ và đổi vị trí giữa hai tab Search và Updates. Ở vị trí đầu tiên chính là tab hoàn toàn mới (Hôm nay), sắp xếp và trình bày những tin tức, thay đổi mới nhất của App Store theo thứ tự phổ biến và quan trọng nhất. Tính năng mới này đặt nặng vào việc biên tập và quản lý nội dung.
Viết lại một App Store khác
Việc người dùng đọc và chọn lọc nội dung để quyết định tải ứng dụng (human curation) không còn xa lạ nữa mà đã có ngay từ lúc bắt đầu. Khi Steve Jobs mô tả App Store vào năm 2008, ông đảm bảo rằng App Store sẽ bao gồm ảnh chụp màn hình của các ứng dụng và một ít đánh giá chung. Tuy nhiên, phần lớn nội dung này được cung cấp từ các nhà phát triển, và nhóm biên tập của Apple tập hợp các danh sách ứng dụng mà chỉ hỗ trợ phần nhập văn bản một cách hời hợt.
Chuyên mục Today có thể xem như một quyển tạp chí kỹ thuật số dành riêng cho ứng dụng, gồm các mục nhỏ như ‘Meet the developer’ cùng hình chân dung chất lượng cao của các nhà phát triển, mục ‘Behind the scenes’ sẽ chia sẻ nhiều câu chuyện bí mật hay mục ‘Q & A’ kèm theo link tải ứng dụng chất lượng tuyệt vời.
Quan điểm của Apple khi mở rộng chuyên mục này chính là muốn làm nổi bật một số ứng dụng cụ thể. Họ muốn người dùng có cái nhìn đúng về ứng dụng vượt ngoài phạm vi của App Store là giám định chất lượng của ứng dụng đó.
Đứng đằng sau dự án này là cả một êkíp biên tập với quy mô toàn cầu dưới sự điều hành của ông Smokey D. Fontaine, hiện giữ chức tổng biên tập của Apple.
Sự phổ biến của App Store có nghĩa là nó đang trở thành một phần văn hoá của chúng ta. Những chia sẻ của nhà phát triển trên chuyên mục Today sẽ là cơ hội để góp phần tạo nên giá trị cho nền văn hoá.
Tuy nhiên, sự xuất hiện quá nhiều những bài viết này có thể đi ngược với mục tiêu ban đầu của Steve Jobs - đó là tạo cơ hội cho tất cả các ứng dụng, dù từ nhà phát triển nhỏ, đều được người dùng nhìn thấy và tải xuống. Nhưng có vẻ ít chuyên gia nào tỏ ra quan tâm vấn đề này.
Trong số đó, Thomas Husson, phó chủ tịch công ty nghiên cứu Forrester kiêm nhà phân tích chiến lược tiếp thị, cho rằng phiên bản nâng cấp này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho các nhà tiếp thị. Nó làm nổi bật họ và tối ưu hóa việc xếp hạng ứng dụng. Nhà tiếp thị cần phải tạo ra nhiều nội dung , kể câu chuyện của mình, và nắm vững các mẹo tiếp thị mới nhất của App Store Optimization, giống như mẹo của SEO vài năm trước đây.
Tuy nhiên, Husson nghĩ rằng một số cập nhật khác, như video quảng cáo tự động phát trong App Store, sẽ gây áp lực cho họ nhiều hơn trong việc chia sẻ câu chuyện một cách chính xác.
Anh nghĩ App Store sẽ thúc đẩy các nhà tiếp thị và nhà phát triển làm tốt nhiệm vụ để khách hàng hiểu họ sẽ nhận được gì từ ứng dụng … Đó là họ không có cảm giác phải nghe quảng cáo mà là những điều thật sự ứng dụng muốn truyền tải, khi đó, họ sẽ sẵn sàng tải ứng dụng.
Đại diện một trong những nhà phát triển, anh Marco Arment nghĩ rằng những thay đổi này sẽ tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và cả nhà phát triển khi họ may mắn ‘lọt vào mắt xanh’ của Apple".
Tuy nhiên, "App Store có thể sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến phần lớn các nhà phát triển, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực." anh Arment nhận xét.
Anh Arment cho rằng App Store sẽ không giúp ích gì nhiều hay làm mất đi quyền lợi đáng kể của các nhà phát triển, bởi vì chúng ta sử dụng App Store chủ yếu dựa vào xếp hạng tìm kiếm về những từ khoá liên quan nằm sẵn trong danh sách.
Giống như các tờ báo khác, nhóm biên tập App Store sẽ viết những câu chuyện thời sự và theo dòng sự kiện. Ví dụ gần đây App Store đang ưu tiên các ứng dụng hàng đầu về EA và Madden NFL Football khi bước vào mùa bóng đá.
Bên cạnh đó là những hoạt động truyền thông khác như lập ra các danh sách kiểu "Top 10 Trò chơi đáng ngạc nhiên nhất có thể bạn muốn thử’’ hoặc các bài viết về mẹo vặt và thủ thuật hay.
Nhưng tập trung nhất vẫn là về trò chơi. App Store sẽ chỉ bạn cách làm thế nào để nhảy từ Level 2 lên Level 22 trong game.
Mỗi ngày, App Store đều đăng tải 6 bài viết mới và cho phép người dùng iOS 11 truy cập để đọc tin tức cũng như được quyền chia sẻ chúng lên mạng xã hội.
Nhưng trên hết, mục đích chính của App Store vẫn là mang lại lợi nhuận cho Apple thông qua việc phân phối và bán các ứng dụng. Do vậy các bài viết không phải sẽ được ưu tiên hoàn toàn. Có nghĩa là họ sẽ không dại gì mà viết những câu chuyện tiêu cực lên App Store. Nếu có cũng chỉ có thể là từ bài đánh giá của người dùng ứng dụng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?