Thông điệp ẩn sau vụ Ấn Độ gỡ tiếp 118 ứng dụng Trung Quốc

    Phương Nguyễn, Theo ICTNews 

    Động thái đáp trả mạnh tay của chính phủ Ấn Độ cho thấy các nước trên thế giới có thể sử dụng những hành động trả đũa mang tính phi quân sự nhiều hơn.

    Với cùng một kịch bản và lý do như cũ, Ấn Độ hôm 02/09 đã ra lệnh cấm tiếp với 118 ứng dụng Trung Quốc hoặc có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc. Lệnh cấm này bắt nguồn từ căng thẳng leo thang giữa hai nước xuất phát từ việc hơn 20 binh sĩ Ấn Độ tử vong trong cuộc đụng độ với Trung Quốc tại biên giới hồi tháng 6.

    Động thái đáp trả mạnh tay của chính phủ Ấn Độ cho thấy một số điểm mà các nước khác trên thế giới dễ 'bắt chước', như Mỹ, Nhật. Nếu điều nảy xảy ra trên phạm vi toàn cầu, ứng dụng Trung Quốc sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy, đồng thời mở ra cơ hội vươn lên cho các nhà phát triển không phải Trung Quốc.

    Apple và Google phải tuân thủ luật chơi

    Không có lý do gì để các cửa hàng trực tuyến như App Store của Apple hay Play Store của Google có thể bỏ ngoài tai yêu cầu của chính phủ các nước. 59 ứng dụng bị gỡ hồi tháng 6 và giờ đây là thêm 118 ứng dụng bị gỡ, nó cho thấy Ấn Độ có đủ công cụ pháp lý để quản lý các kho ứng dụng xuyên biên giới.

    Apple và Google có quyền từ chối yêu cầu này, nhưng đồng nghĩa với rủi ro rất lớn sẽ phải gánh chịu ở thị trường tỷ dân chỉ đứng sau Trung Quốc. Đấy là chưa kể Apple đang có kế hoạch chuyển dịch một phần sản lượng iPhone sang Ấn Độ, còn Google cũng lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào thị trường này trong 5-7 năm tới với một CEO là người Mỹ gốc Ấn.

    Game chục triệu người chơi cũng khó thoát

    Trong cả hai đợt cấm ứng dụng Trung Quốc, Ấn Độ đã rất mạnh tay với những game mobile triệu người chơi ở đất nước này. Kết quả là ngay cả đến những game nổi tiếng như PUBG Mobile cũng phải chịu chung số phận với Rules of Survival, Liên Quân Mobile, Mobile Legends, hay Âm Dương Sư...

    Đây đều là những game có giấy phép phát hành G1 ở Việt Nam nhưng đã bị gỡ bỏ ở Ấn Độ vì lý do “phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh nhà nước và trật tự công cộng”, ám chỉ việc các game kể trên có chuyển dữ liệu người dùng ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ.

    Tất nhiên, người dùng Ấn Độ có thể lách luật để chơi các bản quốc tế của những game nói trên. Nhưng nó vẫn cho thấy chính phủ Ấn Độ có thể mạnh tay đến thế nào với những sản phẩm vi phạm pháp luật mà không hề có ngoại lệ cho game.

    Thông điệp ẩn sau vụ Ấn Độ gỡ tiếp 118 ứng dụng Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ngành gia công phần mềm của Ấn Độ đã phát triển rất mạnh, nhưng như vậy là chưa đủ

    Khuyến khích phát triển hàng nội địa


    Gỡ bỏ các sản phẩm hàng chục triệu người dùng, Ấn Độ cũng đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm nội địa. Đây là cơ hội vàng để ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ bứt lên, trước hết là ‘thu vén’ lượng người dùng khổng lồ bị bỏ lại sau cú gỡ kép ứng dụng Trung Quốc này.

    Tất nhiên, câu chuyện có một sản phẩm game thay thế là không hề đơn giản, giống như TikTok bị cấm ở Ấn Độ và hàng loạt ứng dụng nhái gốc Ấn nổi lên hồi tháng 6. Tuy nhiên, nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ, Ấn Độ có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể bắt kịp cái bóng của Trung Quốc ở lĩnh vực phát triển game, dù công nghiệp gia công phần mềm của quốc gia này là số 1 thế giới.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ