CEO Tim Cook của Apple là ví dụ sống của câu nói "dậy sớm để thành công" khi có lịch hoạt động vô cùng năng suất ngay từ khi thức dậy.
- Ảnh của Tim Cook chụp với Duy Thẩm bị CĐM quốc tế nghi ngờ Photoshop
- Tim Cook ghé thăm một trường học tại Hà Nội, dự giờ lớp học của Giang Ơi
- Cận cảnh tác phẩm nghệ thuật do giám đốc Antiantiart Phương Vũ khoe với Tim Cook
- Học sinh hỏi, Tim Cook trả lời: Vì sao kính Apple Vision Pro lại đắt ngang một chiếc xe máy?
- Ngôi trường vừa được CEO Tim Cook ghé thăm: Học sinh đoạt gần 20.000 giải thưởng, có hẳn khu trải nghiệm thiên nhiên riêng nhưng học phí chỉ 3 triệu/tháng
CEO Tim Cook của Apple nổi tiếng là một người kín đáo về đời tư cá nhân. Tuy nhiên, qua nhiều cuộc phỏng vấn và tiết lộ, chúng ta có thể hiểu phần nào đó về những thói quen, kỷ luật giúp ông thành công. Trước hết, đó là những thói quen cho một buổi sáng đầy năng suất.
“Tôi dậy rất sớm, tôi là một 'chú chim sâu dậy sớm'”, Cook chia sẻ trong một tập của podcast “Dua Lipa: At Your Service” phát sóng vào tháng 11 năm ngoái, đồng thời cho biết ông thường thức dậy lúc 4-5 giờ sáng.
" Tôi có thể kiểm soát buổi sáng tốt hơn buổi tối và phần còn lại trong ngày. Mọi thứ xảy ra (bất chợt) trong ngày khiến bạn đi chệch hướng" , ông nói với The Australian Financial Review vào năm 2021.
Việc đầu tiên vị tỷ phú làm khi thức dậy là dành ra 1 giờ đồng hồ đọc email của khách hàng cũng như nhân viên. Bằng cách này, ông luôn có thể chú ý lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng. Một ngày, vị CEO nhận được 700-800 email và ông đọc hầu hết số chúng - theo tiết lộ của ông năm 2014.
Trước khi đến văn phòng, CEO Apple đến phòng gym vài ngày một tuần. Ông nói với Dua Lipa: “Tôi dành một giờ trong phòng gym, thường tập luyện sức mạnh. Tôi không làm việc gì trong khoảng thời gian đó, tôi không bao giờ kiểm tra điện thoại, tôi chỉ hoàn toàn tập trung vào việc tập".
Sau khi tập luyện và tắm rửa, Cook sẽ đi uống cà phê. Một bài báo của Time năm 2012 đưa tin rằng tại quán cà phê, ông sẽ tiếp tục đọc email.
Không rõ liệu Cook có thường xuyên ăn sáng hay không, nhưng ông tiết lộ mình thích món lòng trắng trứng bác, ngũ cốc không đường, sữa hạnh nhân không đường và thịt xông khói trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Andrew Ross Sorkin của tờ New York Times vào năm 2017.
Trải nghiệm lịch trình trên trong 1 tuần
Hứng thú với lịch trình buổi sáng dày đặc của vị CEO 64 tuổi, Mykenna Maniece - một phóng viên 22 tuổi tại New York của tờ Insider quyết định tự thử thách bản thân bằng chuỗi 7 ngày "trải nghiệm" cảm giác dậy sớm, chăm làm.
Cô cho biết bản thân đi ngủ từ 23h30 đến 24h và dậy vào 7h30sáng, nhưng quyết định sẽ đi ngủ sớm từ 22h30 để dậy lúc 4h45 vào ngày đầu tiên cho thử thách này.
Thức dậy lần đầu tiên ở thời điểm trên, cô cho biết đó là thử thách thực sự vì có lẽ chẳng gì đủ tạo động lực khiến ai đó dậy từ 4h sáng trừ những chuyến du lịch. Vì không có hòm thư đầy như Cook, cô kiểm tra email và ứng dụng chat trước khi (đáng tiếc là) ngủ quên.
Thức dậy lần hai vào 6h20, cô ra phòng khách để tự tập pilates theo hướng dẫn trên YouTube trong 30 phút. Nỗ lực này có thành công hơn chút khi cô cho biết mình cảm thấy khá hứng khởi để bắt đầu ngày mới, thậm chí còn cân nhắc việc tập luyện thể dục thường xuyên hơn. Sau khi tập, cô ngắm bình minh, đi tắm, thay đồ nhưng chủ quan cho rằng mình thừa thời gian nên cuối cùng lại phải chạy vội tới chỗ làm và bỏ bữa sáng cho kịp giờ.
Dù đến chiều đã mệt, nhưng Maniece vẫn cho rằng ngày đầu tiên khá thành công.
Ngày thứ hai , cô thức dậy lúc 5h sáng sau khoảng hơn 6 giờ ngủ. Mắt nhắm mắt mở, cô đọc vội qua email và app chat trước khi (lại) ngủ quên. Khi thức dậy lần hai, cô lướt TikTok một lúc trước khi thức dậy tập thể dục trong 20 phút.
Lần này, Maniece đủ thời gian pha cà phê và chuẩn bị một bữa sáng đơn giản gồm lòng trắng trứng. Cà phê dường như thực sự phát huy tác dụng, khi ngày thứ hai tràn đầy năng lượng dù cô thú nhận mình "thất bại trên mọi phương diện của lịch trình".
Ngày thứ ba có lẽ là ngày khả quan nhất trong toàn bộ thử thách. Dù đi ngủ muộn vào tối trước đó, Maniece cho biết cô cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn hai ngày đầu tiên. Lần này, giờ thức dậy "bình thường mới" của cô gái 22 tuổi là 6h sáng để tiếp tục tập pilates. Sau đó, cô đi làm và trên đường kịp mua cốc cà phê.
Cảm giác tràn đầy năng lượng và hứng khởi kéo dài suốt cả ngày. Maniece chia sẻ rằng có lẽ tập thể dục thực sự có ích trong việc cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung và mức năng lượng. Cô còn bắt đầu tự tin mình có thể hoàn toàn dậy sớm để tập thể dục khi thử thách kết thúc. Buổi tối, cô dành thời gian đi chơi với bạn bè và đồng nghiệp.
Nhưng thực tế khắc nghiệt ập đến vào ngày thứ tư , ngày cuối cùng mà Maniece còn theo đuổi thử thách này. Đây hoàn toàn là một ngày thất bại và "hỗn loạn" khi mức năng lượng tụt về 0, cơ thể rã rời và mệt mỏi trong cả ngày dài.
Bài học được Maniece rút ra? Có lẽ 22 tuổi là quá sớm để "bắt chước" lịch trình của người thành công như Tim Cook. Vị tỷ phú trở thành CEO Apple ở độ tuổi 50 và đã có kinh nghiệm "dày dạn" hơn nhiều trong cuộc sống để đối mặt với những áp lực nho nhỏ suốt cả ngày. Lợi ích thiết thực nhất từ thử nghiệm trên là nhận ra tập thể dục và uống cà phê buổi sáng thực sự rất có ích.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI