Một nghiên cứu thí nghiệm trên chuột chỉ ra khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn khi chế độ ăn chứa nhiều mỡ.
Chế độ ăn nhiều chất béo không những tăng cỡ vòng eo của bạn mà còn có thể nhân số lượng tế bào gốc trong dạ dày bạn lên nhiều lần, những tế bào này không may lại tiềm ẩn rủi ro ung thư.
Kết luận này rút ra từ việc cho một đàn chuột thí nghiệm ăn theo chế độ ăn 60% chất béo. Một năm sau khi được “bồi bổ”, trước sự ngỡ ngàng của các nhà nghiên cứu những con chuột, nay là một đàn chuột béo mập, cùng với cân nặng của mình đã gia tăng số lượng tế bào gốc trong dạ dày. Đồng thời những tế bào tiền thân sinh ra các tế bào gốc cũng gia tăng tuổi thọ và tăng khả năng biến đổi gen, sản sinh ra những khối u nguy hiểm.
Thông thường, tế bào gốc trong dạ dày nằm gọn trong một hốc túi nhỏ và phụ trách công việc tái tạo tế bào dạ dày, những tế bào này thường duy trì với số lượng nhỏ và là một yếu tố thường trực tiềm ẩn nguy cơ gây ra ung thư. Những con chuột mũm mĩm do được cho ăn nhiều chất béo, số lượng tế bào gốc phát triển nhiều vượt mức dự đoán. Trong số này, các tế bào con cháu của tế bào gốc sống lâu hơn, tăng cao khả năng đột biến và xuất hiện khối u.
Sau khi xét nghiệm kỹ những tế bào gốc này, các nhà khoa học đã phát hiện protein PPAR-δ đã được kích hoạt gây ra sự gia tăng số lượng đột biến của chúng. Điều này không bất ngờ khi loại protein này đóng vai trò “chuyển ray” cơ chế trao đổi chất từ tiêu thụ tinh bột sang tiêu thụ chất béo.
Sự kích hoạt này có thể được giải thích vì sự tăng lượng axit béo từ chế độ ăn, tuy vậy các nhà nghiên cứu cần được thực hiện thêm các thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu PPAR-δ và các tế bào gốc có thể giải thích được mối liên quan giữa béo phì ở người và ung thư hay không.
Tham khảo arstechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?