Đây chỉ là cách tính nháp bỏ qua toàn bộ sai số về lượng view có đến từ các quốc giá có mức giá thấp hay không, số view có thực hay không.
Youtube là mảnh đất màu mỡ cho việc sản xuất nội dung. Đối với hiện tượng nội dung “người lớn” cho trẻ em do một ekip Việt Nam sản xuất trong thời gian gần đây, lợi nhuận có thể nói là khổng lồ.
Họ kiếm tiền từ đâu?
Youtube sẽ trả tiền cho các kênh video nội dung để đặt quảng cáo của họ. Ngoài Youtube, còn có những partner cao cấp quản lý nhiều kênh nội dung khác nhau – họ được gọi là những network (mạng lưới) quản lý nhiều kênh khác nhau.
Tỷ lệ chi trả thông thường của Youtube trực tiếp chỉ năm trong mức 68-32, nghĩa là chủ kênh video chỉ được nhận 68% thu nhập quảng cáo nếu làm trực tiếp với Google Youtube. Với các đối tác partner, tỷ lệ chủ kênh nhận được thường là 70-30, thậm chí lên đến 80-20, 90-10 cho những kênh rất lớn. Các partner còn nổi bật vì khả năng “bảo kê” nội dung cho các kênh video có dính đến vấn đề bản quyền.
Tỷ lệ tiền kiếm được
Tỷ lệ doanh thu từ quảng cáo sẽ phụ thuộc vào nhóm thị trường. Việt Nam là thị trường nhỏ, tỷ lệ doanh thu chỉ dao động từ 0,5-1 USD/1.000 views, nghĩa là nếu bạn có 1 triệu view cho 1 video, bạn chỉ nhận được 1.000 USD.
Còn đối với thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu, mỗi 1.000 lượt xem có thể cao từ 6 tới 8 USD. Nhưng thường các kênh không chỉ có toàn view Bắc Mỹ hay Châu Âu nên chúng ta có thể chọn một mức thấp hơn là khoảng 5 USD cho mỗi 1 nghìn view.
Như vậy 1 triệu view là tương đương với hơn 5.000 USD (khoảng 110 triệu VND).
Con số nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không phải nội dung nào cũng đạt được. Trên 100.000 views với các Youtuber mới khởi nghiệp đã là một con số lớn.
Thêm nữa là vấn đề bản quyền: các Youtuber mới thường chỉ vô tình chèn một đoạn nhạc sai cũng có thể dẫn đến toàn kênh bị chặn và mất trắng.
Cuối cùng là chi phí sản xuất, 110 triệu nghe có thể lớn, nhưng nội dung sản xuất cho Bắc Mỹ và Châu Âu đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều. Chưa kể là dù đầu tư nội dung, chỉ vài thuật toán cơ bản có thể đưa số người xem của một kênh về “mo”. Ngay cả PewDiePie cũng không ngoại lệ, anh chàng này đã từng vô cùng ức chế với chính sách của Youtube. Thậm chí kênh 50 triệu subscriber của anh chàng này đôi khi có những video chỉ vài trăm ngàn views!
Vậy con đường “kiếm tiền” như thế nào?
Khi người ta thích về bóng đá, họ sẽ lên Youtube tìm “Top bàn thắng đẹp nhất”, họ thích về phượt, họ sẽ search về cung đường phượt đẹp nhất. Đôi khi bạn có thể thấy nhiều loại nội dung khác nhau, nhưng chúng đều xoay quanh sở thích của con người.
Nói đúng nghĩa, Youtube cũng là một công cụ tìm kiếm, nhưng chuyên tìm kiếm video. Do vậy, những người làm marketing cho Youtube chỉ cần đẩy những video đơn giản liên quan đến sở thích lên một chút theo kiểu SEO. Youtube ngay lập tức sẽ “mắc bẫy” – cho rằng video này thật sự hứng thú và đẩy lên trang chủ của users bình thường. Chỉ cần bất kỳ ai có sở thích tương tự video được SEO, chắc chắn là họ sẽ thấy và xem.
Bạn sẽ tự hỏi? Nội dung cũng rất quan trọng vì nếu người ta click vào vì tiêu đề, nhưng nội dung tệ thì vẫn thoát ra – chủ kênh vẫn không có tiền. Điều này là đúng với người lớn, nhưng trẻ em thì…
Đối với trẻ em càng đơn giản, vì chúng không quá quan tâm đến nội dung mà chỉ cần nhìn thấy nhân vật mình thích. Do vậy, nội dung cho trẻ em là dễ dàng nhất về tiền sản xuất lẫn marketing. Trẻ nhỏ thường được cầm iPad, iPhone của cha mẹ, thậm chí có riêng cả một chiếc máy tính bảng để tự xem Youtube. Đó vẫn là tài khoản của cha mẹ trên iPad, do vậy, số tiền kiếm được vẫn tính là từ views của phụ huynh đi ra và vẫn kiếm được khối tiền!
Chưa kể những yếu tố hình ảnh nhạy cảm trong video – không hề dành cho trẻ em, mà còn nhắm vào một bộ phận người lớn. Đây là chiêu thức kiếm tiền của nhiều kênh dù biết nó không phù hợp, thậm chí trái đạo đức, thuần phong mỹ tục khi nhắm vào trẻ em.
Tính nháp thử một clip hàng chục triệu View
Làm những nội dung siêu đơn giản như vậy, chi phí sản xuất không thể quá cao. Xét trên barem chi phí quay phim dựng clip thông thường:
- Diễn viên chỉ tầm 5 triệu đồng cho một đội 3 người không tên tuổi – nếu là đội trong nhà thì miễn phí.
- Chi phí thiết bị chỉ tầm 4 triệu đồng/ngày, đã có dàn đèn hỗ trợ.
- Đội thiết kế đạo cụ tầm 2 triệu/ngày, đạo diễn có thể chính là chủ team.
- Chi phí thuê phim trường là 3 triệu/ngày.
Như vậy chi phí sản xuất 1 video này chỉ từ 8-14 triệu cho một ngày quay duy nhất.
Thử tính nhẩm với 1 video có 30 triệu view, nếu xét mức trung bình là 5 USD/1.000 views, vì họ target thị trường Âu Mỹ do đó doanh thu có thể lên tới 150.000 USD (khoảng 3,4 tỷ VND).
Chia lại cho network 20% là khoảng 690 triệu VND chi phí truyền thông cho clip ban đầu bằng các thủ thuật khoảng 5 triệu, chi phí sản xuất 13 triệu, chi phí còn lại vẫn còn rất đáng kể.
Tất nhiên cách tính trên chỉ là cách tính nháp bỏ qua toàn bộ sai số về lượng view có đến từ các quốc giá có mức giá thấp hay không, số view có thực hay không v.v... Nhưng nó là một con số lớn đến mức có những kênh sẵn sàng làm trái thuần phong mỹ tục để trục lợi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4