Lệnh trừng phạt của Mỹ đã hủy hoại mảng kinh doanh smartphone của Huawei. Một công ty Trung Quốc khác đang hưởng lợi từ việc này.
Xiaomi đã lấp đầy chỗ trống mà Huawei để lại tại nhiều thị trường, từ châu Âu tới Đông Nam Á sang Trung Quốc. "Cẩm nang" mà họ sử dụng khá quen thuộc với các thương hiệu đồng hương khác: Cung cấp thiết bị chức năng tương đương đối thủ cao cấp nhưng giá rẻ hơn.
Trong tháng 6, không công ty nào trên thế giới bán nhiều điện thoại hơn Xiaomi, theo hãng nghiên cứu Counterpoint. Trong quý II, Xiaomi đả bại Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới. Tại châu Âu, họ xếp thứ nhất với 24% thị phần, tăng gần gấp đôi so với một năm trước. Tại các thị trường nhạy cảm với giá như Tây Ban Nha, cứ 5 điện thoại bán ra trong quý II lại có 2 mẫu của Xiaomi. Xiaomi cũng đứng đầu tại Đan Mạch, Bỉ, Ukraine và Nga.
Xiaomi là thương hiệu smartphone số 1 châu Âu. (Ảnh: Bloomberg)
Munza Mushtaq, một nhà báo tự do tại Sri Lanka đã đổi chiếc smartphone Huawei lấy Xiaomi vào tháng 5. Cô làm như vậy vì thiết bị Huawei không còn được truy cập nhiều tính năng Google do lệnh cấm của Mỹ.
John Michael Ausejo, một sinh viên vừa tốt nghiệp sống tại Philippines, cũng bỏ Huawei từ năm ngoái. Khi tìm điện thoại mới, anh thấy nhiều mẫu quá đắt nên chọn Redmi Note 9 của Xiaomi. Pin trên máy chạy được 2 ngày không cần sạc và có 4 camera sau. Thân máy làm từ nhựa thay vì kim loại nên anh phải mua thêm vỏ bảo vệ. Dù vậy, anh chỉ mất khoảng 200 USD.
Trong khi các lãnh đạo công nghệ Trung Quốc khác khá kín tiếng, CEO Xiaomi Lei Jun lại cởi mở về tham vọng của mình. Ông nói muốn củng cố vị trí thứ 2 rồi tiến đến truất ngôi Samsung trong vòng 3 năm. Ông khẳng định trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Xiaomi tăng trưởng mạnh sau vài năm chững lại. Năm 2013, họ là hãng smartphone dẫn đầu Trung Quốc, trước khi bị làn sóng các đối thủ nội địa – bao gồm Huawei – hạ bệ. Cũng như Huawei, Xiaomi là mục tiêu của lệnh hạn chế thương mại của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu năm nay. Tuy nhiên, công ty kháng cáo thành công và thoát khỏi danh sách đen.
Xiaomi nổi lên chính là kết quả của sự xuống dốc của Huawei. Chỉ một năm trước, Huawei còn là nhà sản xuất smartphone lớn nhất hành tinh, chiếm gần 1/5 thị trường. Song, nhiều lệnh cấm vận của Mỹ chặn đứng nguồn cung chip, phần mềm quan trọng, dẫn đến doanh số quý II giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm 2020.
Neil Mawston, nhà phân tích ngành di động tại hãng nghiên cứu Strategy Analytics, nhận xét: “Các nhà mạng và nhà bán lẻ châu Âu đơn giản là “tháo” Huawei ra và “lắp” Xiaomi vào”.
Bất chấp những nỗ lực lấn sân phân khúc cao cấp thời gian gần đây, Xiaomi vẫn là một thương hiệu tập trung vào thị trường bình dân. Chẳng hạn, Xiaomi Mi 11 Ultra không thua kém Samsung Galaxy S21 về chất lượng chụp ảnh nhưng giá rẻ hơn 400 USD, theo so sánh của nhà phân tích Neil Shah đến từ Counterpoint. Hai mẫu đều ra mắt đầu năm.
“Xiaomi sẽ đạt tới đẳng cấp của Samsung”, ông nói.
Một thị trường mà Xiaomi chưa thể phá vỡ là Mỹ. Công ty đang bán các thiết bị như scooter, máy chiếu phim tại đây nhưng lại thiếu quan hệ với các nhà mạng Mỹ, nhân tố quan trọng để có thể bán điện thoại thành công.
Các lãnh đạo Xiaomi đã tham vọng về thị trường Mỹ từ lâu. Chủ tịch Xiaomi Xiang Wang cho biết, Mỹ “vô cùng hấp dẫn với mọi người”. Dù vậy, hiện tại họ chỉ tập trung nguồn lực vào châu Âu và chưa đưa ra khung thời gian “Mỹ tiến”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời