Thương vụ mua lại Twitter là ‘viên thuốc đắng’ với Elon Musk
Việc CEO Tesla đột ngột "quay xe" muốn nối lại thỏa thuận mua Twitter với mức giá 44 tỷ USD như đề nghị ban đầu đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
- Đằng sau cú “quay xe” đồng ý mua Twitter của Elon Musk
- Elon Musk: Thỏa thuận mua lại Twitter sẽ mở đường cho 'siêu ứng dụng X'
- Elon Musk lại bất ngờ chấp thuận mua Twitter với giá 44 tỷ USD như ban đầu
- Không ai trong số bạn bè khuyên Elon Musk đừng thâu tóm Twitter - thương vụ mà ông đang cố rút lui trong tuyệt vọng
Hôm qua, ngày 4/10, chưa đầy 2 tuần trước khi phiên tòa dự kiến bắt đầu, các luật sư bên phía Musk cho biết doanh nhân này muốn nối lại thỏa thuận thâu tóm Twitter với giá thầu ban đầu là 54,2 USD/cổ phiếu.
Trong một bài đăng trên Twitter cùng ngày, Elon Musk cho biết việc mua mạng xã hội Mỹ sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ra thứ mà ông gọi là “X, siêu ứng dụng cho mọi thứ”.
Trước đó, Musk và Twitter đã đi từ “cái bắt tay chúc mừng triển vọng” về một kỷ nguyên mới cho nền tảng truyền thông xã hội vào tháng 4 đến việc phải đối đầu trên tòa án vào tháng 10 tới đây. Theo đó, CEO Tesla muốn chấm dứt thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD và cáo buộc mạng xã hội Mỹ đã không đưa ra số liệu chính xác về số lượng tài khoản spam, giả mạo.
Theo tờ Financial Times, động thái này đánh dấu “sự đầu hàng” của Musk khi các căn cứ pháp lý giúp ông nhảy khỏi thương vụ sáp nhập Twitter nhiều khả năng không đủ thuyết phục thẩm phán.
Eric Talley, Giáo sư trường Luật Columbia, cho biết: “Rõ ràng đây là một viên thuốc đắng với Musk”.
Những chuyên gia quen thuộc với vấn đề này khẳng định Twitter vẫn đang tìm kiếm sự đảm bảo từ phía tòa án rằng CEO Telsa thật sự có thiện chí mua lại mạng xã hội này, chứ không phải chỉ cố gắng trì hoãn phiên tòa.
“Tôi không mong các luật sư của Twitter từ bỏ vụ kiện cho đến khi họ nhận được điều gì đó đáng tin cậy hơn là những thỏa thuận”, Talley nói.
Cuộc chiến pháp lý cao độ đang ảnh hưởng đến cả hai bên. Trong chưa đầy 3 tháng, gần 700 chứng cứ mới đã được nộp lên Tòa án Delaware Chancery.
Ban đầu, Musk đã tìm cách trì hoãn xét xử vì các cam kết tài chính từ Phố Wall vẫn còn hiệu lực cho đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, thẩm phán Kathaleen McCormick đã không chấp thuận do việc kéo dài cuộc chiến pháp lý đã khiến tinh thần nhân viên Twitter xuống thấp, nghỉ việc hàng loạt, gây gián đoạn kinh doanh trong nội bộ. Trong khi đó, Twitter ngày càng thất vọng về việc Musk không công khai toàn bộ chi tiết tin nhắn liên quan đến thỏa thuận, gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của tòa án.
Stefano Bonini, chuyên gia quản trị doanh nghiệp tại Viện Công nghệ Stevens, cho biết: “Tôi nghĩ rằng đã gần đến thời điểm vụ kiện kết thúc và các luật sư của Musk đã không đạt được những gì họ muốn”.
Thẩm phán ở Delaware hôm 4/10 đã yêu cầu 2 bên tập trung để đề xuất cách thức tiến hành xét xử. Một nguồn tin cho biết nhóm pháp lý của Musk nhận ra vụ xét xử đang diễn ra không suôn sẻ khi thẩm phán liên tục đứng về phía Twitter trong các phán quyết trước xét xử.
Twitter cho biết Musk đã vi phạm hợp đồng thỏa thuận do không thực hiện một nỗ lực thiện chí nào để chốt thương vụ thâu tóm. Các luật sư của công ty chỉ ra một đoạn tin nhắn Musk viết cho chủ ngân hàng từ tháng 5: "Mua Twitter sẽ không hợp lý nếu chúng ta đang bước vào thế chiến thứ ba".
Andrew Jennings, một giáo sư tại Trường Luật Brooklyn cho biết ông dự đoán Twitter "có thể khăng khăng yêu cầu hoàn tất một thỏa thuận", chẳng hạn như một phán quyết quy định yêu cầu một bên phải trả tiền cho bên kia, hoặc "một số cơ chế khác khiến quyền lực của tòa án không thể kết thúc thỏa thuận".
“McCormick cũng sẽ cần “sự chắc chắn” như vậy”, ông nói thêm: “Không ai mong một phiên xét xử nữa trong một hay hai tháng tới, nếu Musk quyết định đổi ý một lần nữa.”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương