Thuyết âm mưu "internet chết", nguyên nhân tại mạng xã hội AI
(NLĐO) - SocialAI mới ra đời được quảng cáo là “mạng xã hội AI” giống như X (Twitter) nhưng nó bị nhận xét là “thật sự giống như địa ngục”.
- Những ngọn núi hình kim tự tháp của Trung Quốc làm dấy lên vô số thuyết âm mưu!
- Tại sao mọi người tin vào thuyết âm mưu?
- Làng công nghệ bùng nổ cuộc chiến mới: Liệu Apple đang dùng ‘thuyết âm mưu’ giá hớt váng hay 'nắm tay' Meta chạy về vạch xuất phát?
- Dân mạng bàng hoàng vì quả cầu sắt dạt vào bờ biển Nhật Bản, thuyết âm mưu về UFO, trứng Gozilla và phi thuyền người Xayda lan tràn
- Thuyết âm mưu đáng sợ về Tam giác quỷ Bermuda: Thảm kịch không lời giải trên đại dương!
Trong vài năm qua, một thuyết âm mưu có tên "thuyết internet chết" được cho là dần trở thành sự thật do trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển. Thuyết âm mưu này cho rằng AI đã chinh phục gần như toàn bộ internet.
Cư dân mạng nhận thấy "thuyết internet chết" ngày một khả thi khi mới đây, nhà phát triển phần mềm Michael Sayman ra mắt một ứng dụng mạng xã hội mới có tích hợp AI, mang tên SocialAI. SocialAI chỉ cho phép người dùng tương tác với các chatbot AI, thay vì với những người dùng là con người.
SocialAI cho phép người dùng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với nguồn cung cấp vô tận các bot hỗ trợ AI, luôn sẵn sàng trò chuyện không ngừng nghỉ. Điều đó có nghĩa là không bao giờ có chuyện người dùng đăng lên SocialAI mà không có ai bình luận, phản hồi.
Theo trang TechCrunch, điều tuyệt vời nhất là người dùng có thể yên tâm rằng không có con người thực sự nào có thể làm hỏng cảm xúc của chúng ta.
Trang The Verge đưa tin SocialAI cho phép người dùng chọn loại người theo dõi (do AI tạo ra) theo ý mình, như "người ủng hộ", "mọt sách", "người hoài nghi", "người thích đùa", "kẻ phá đám"... Các chatbot AI này sau đó trả lời các bài đăng của người dùng bằng các bình luận, phản ứng ngắn gọn về hầu hết mọi chủ đề.
Không có gì ngạc nhiên khi các bot của SocialAI có những hạn chế. Chẳng hạn như sử dụng một định dạng nhất quán cho các phản hồi ngắn gọn tạo cảm giác hơi cứng nhắc, phạm vi cảm xúc được mô phỏng cũng bị hạn chế…
Tuy nhiên, ông Sayman coi đây là một công cụ có thể giúp những người cô đơn hoặc bị xa lánh được lắng nghe.
Ông Sayman viết: "Từ kinh nghiệm cá nhân, những lần tôi cảm thấy bị cô lập, tôi cần một người lắng nghe nhưng không có. Tôi biết ứng dụng này khó giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống. Thế nhưng, tôi hy vọng ứng dụng có thể giúp người dùng có thêm không gian để suy nghĩ".
Theo trang Ars Technica, người thiết kế ra SocialAI, Michael Sayman (28 tuổi), trước đây là trưởng nhóm sản phẩm tại Google và từng làm việc tại Facebook, Roblox và Twitter. Trong một bài đăng thông báo trên X, ông Sayman chia sẻ về mơ ước tạo ra SocialAI trong nhiều năm, nhưng công nghệ trước đây vẫn chưa sẵn sàng.
SocialAI có sẵn trên cửa hàng ứng dụng iPhone, nhưng cho đến nay, ứng dụng này lại nhận được nhiều lời chỉ trích gay gắt.
Người sáng tạo ra SocialAI nhấn mạnh đây là "một mạng xã hội riêng tư, nơi người dùng nhận được hàng triệu bình luận do AI tạo ra, đưa ra phản hồi, lời khuyên và suy ngẫm dưới mỗi bài đăng". Trong khi đó, chuyên gia bảo mật máy tính Ian Coldwater nhận xét trên X: "Nghe giống như địa ngục thực sự vậy!".
Ông Colin Fraser, nhà phát triển phần mềm và là chuyên gia AI, cũng bày tỏ quan điểm tương tự: "Tôi không có ý nói xấu hay ác cảm gì cả nhưng thực ra nghe giống như địa ngục vậy".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?