(GenK.vn) - Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO của Ấn Độ đã bắt tay vào thiết kế tiêm kích thế hệ 5 tương lai AMCA.
Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO của Ấn Độ đã bắt tay vào thiết kế tiêm kích thế hệ 5 tương lai AMCA, Tổng giám đốc phân hãng các hệ thống hàng không-vũ trụ của DRDO Kandasamy Tamilmani cho biết.
Theo ông Kandasamy Tamilmani, AMCA (Advanced Medium Combat Aircraft) sẽ sẵn sàng vào năm 2018. Nhưng ông không nói thời gian có thể nhận máy bay vào trang bị. Tiêm kích tương lai sẽ là loại 2 động cơ với khả năng bay hành trình siêu âm. Theo ông Tamilmani, các công nghệ tàng hình sẽ lần đầu tiên ứng dụng cho một máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển.
Theo các thông tin ban đầu, AMCA sẽ lớn hơn máy bay tiêm kích Tejas và nhỏ hơn FGFA được nghiên cứu, phát triển dựa trên máy bay tiêm kích tiền phương thế hệ thứ 5 PAK FA T-50 của Nga.
AMCA sẽ có trọng lượng khoảng 20 tấn, có thể hoạt động trong phạm vi gần 1.000 km. Đây sẽ là loại máy bay tiêm kích hạng trung so với máy bay tiêm kích hạng nhẹ Tejas và máy bay tiêm kích hạng nặng FGFA.
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nên phiên bản đầu tiên của AMCA sẽ có trọng lượng khoảng 10 tấn, hoạt động trong phạm vi 500 km. Chiếc thứ hai sẽ có trọng lượng khoảng 30 tấn và hoạt động trong phạm vi 1.500 km.
AMCA có thể sẽ được chế tạo ở cả hai phiên bản một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi, trong đó phiên bản hai chỗ ngồi chủ yếu được sử dụng để huấn luyện bay cho phi công ở các trường lái.
AMCA được trang bị khoang vũ khí bên trong, cửa thông gió và thiết bị ngụy trang vô tuyến. Máy bay loại này sẽ sử dụng loại động cơ mới Kaveri hiện đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm tại Viện nghiên cứu Zhukovsky ở Moscow.
Mặc dù hiện nay Ấn Độ chưa xem xét nghiên cứu và chế tạo AMCA hoạt động trên biển, song Hải quân Ấn Độ cũng đang có nhu cầu sử dụng máy bay tiêm kích có tải trọng khoảng 20 tấn.
Ấn Độ tự lực phát triển AMCA từ năm 2006. Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định dùng AMCA để lấp chỗ trống giữa các tiêm kích hạng nhẹ Tejas và hạng nặng FGFA (hợp tác với Nga phát triển trên cơ sở Т-50) và Su-30MKI.
Ban đầu, có tin Không quân Ấn Độ có thể nhận vào trang bị tiêm kích này vào năm 2025. Tháng 4/2013, việc phát triển AMCA bị đình hoãn do cần tập trung hoàn thiện tiêm kích Tejas.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"