Tiền bối hơn 2 tuổi khiến Elon Musk run sợ: Ra mắt 'xe điện trong mơ' giúp tài xế điều khiển được điều hòa, nồi cơm điện từ trên xe, 1 lần sạc đi được tới 830 km
Đây được cho là "chiếc xe điện trong mơ" đủ sức cạnh tranh với Tesla và Porsche.
- Người Trung Quốc hào hứng với xe điện Xiaomi: Xếp hàng tới 3h sáng để được lái thử, nhân viên chỉ được ngủ 2 tiếng/ngày
- Xiaomi công bố loạt smartphone được cập nhật HyperOS trong Q2 2024: Máy của bạn có nằm trong danh sách?
- Cận cảnh Xiaomi 14 màu "Cam Dung Nham" mới ra mắt: "Tông xoẹt tông" với xe điện SU7, giá không đổi
- Khám phá nhà máy xe điện của Xiaomi: Chỉ mất hơn 1 năm xây dựng, tự động hoá 100%, cứ 76 giây là "ra lò" một chiếc xe
- Lần đầu làm xe điện, đích thân CEO Xiaomi Lôi Quân cúi đầu trước công chúng: "Nếu không tốt, xin hãy góp ý với chúng tôi"
Một tháng sau khi Apple từ bỏ dự án kéo dài hàng thập kỷ nhằm sản xuất được Apple Car, đối thủ của họ - Xiaomi với tư cách là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới đã ra mắt sản phẩm xe ô tô điện đầu tiên. Đây được cho là bước khởi đầu cho nỗ lực táo bạo của Xiaomi để trở thành nhà sản xuất ô tô top 5 thế giới.
Cụ thể, Xiaomi vừa tổ chức sự kiện ra mắt mẫu sedan thể thao Speed Ultra 7 tại Bắc Kinh vào tối thứ năm, công bố mức giá khởi điểm là 215.900 NDT (29.867 USD) và sẽ có mặt tại các cửa hàng của hãng trên toàn Trung Quốc từ tuần này. Đây được cho là mức giá khá cạnh tranh khi so sánh với mức giá 237.900 NDT của chiếc Model 3 phiên bản tiêu chuẩn của Tesla.
Khi được hỏi về việc Apple hủy bỏ dự án ô tô có tên Project Titan, Lei Jun – tỷ phú, nhà sáng lập kiêm CEO của Xiaomi nói: "Nếu là Tim Cook, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó", Lei Jun.
Trong khi đó, với dự án xe hơi của Xiaomi, ông nói đây sẽ là dự án kinh doanh cuối cùng của mình. Tuy nhiên, mẫu xe đầu tiên của hãng đang được tung ra trong bối cảnh cuộc chiến giảm giá xe tàn khốc ở Trung Quốc và hiện nay người tiêu dùng đang có quá nhiều sự lựa chọn, gây khó khăn cho việc phát triển.
Trong khi xe điện hiện chiếm khoảng 1/3 doanh số bán ô tô mới tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà phân tích và giám đốc điều hành đã dự đoán một giai đoạn hợp nhất sẽ xảy ra với cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống và nhiều hãng mới tham gia thị trường.
Ở Mỹ và châu Âu cũng có những lo ngại rằng khi nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, làn sóng xuất khẩu xe điện của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường quốc tế, làm dấy lên lo ngại về các hoạt động thương mại không công bằng và an ninh quốc gia.
Chỉ mất ba năm để chiếc ô tô đầu tiên của Xiaomi ra đời, nhấn mạnh tốc độ phát triển trong ngành công nghiệp xe điện cực kỳ cạnh tranh và dẫn đầu thế giới của Trung Quốc cũng như sự háo hức giành thị phần của các công ty công nghệ.
Một nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu khác của Trung Quốc là Huawei cũng đang có được chỗ đứng với thương hiệu Aito, mẫu M7 của họ hiện là mẫu xe điện bán chạy thứ tư tại Trung Quốc trong năm nay.
Li Yanwei, thành viên của Ủy ban Chuyên gia Hiệp hội Đại lý Ô tô Trung Quốc cho biết Xiaomi đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nhà sản xuất ô tô truyền thống hơn, bao gồm Tesla, BMW, BYD và Geely's Zeekr, những công ty đang thực hiện nhiều đợt giảm giá. Ông Li lưu ý: "Những công ty này không để lại nhiều không gian cho SU7".
Dẫu vậy, CEO Lei Jun nói rằng SU7 đang được định vị là "chiếc xe mơ ước" cạnh tranh với Tesla và Porsche và có khả năng tăng tốc nhanh hơn. Ông đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào dự án xe điện trong hơn một thập kỷ, với mục tiêu trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới trong vòng 15 đến 20 năm tới. Lei cho biết: "Xiaomi Auto đang nỗ lực nâng cao vị thế của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc".
"Các công ty Trung Quốc không ngại thử những điều chưa từng làm trước đây trong khi các tập đoàn như Apple lại quá lớn để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng", Tycho de Feijter, chuyên gia về thị trường xe hơi Trung Quốc của tổ chức nghiên cứu Clingendael của Hà Lan cho biết.
Xe 5 chỗ của Xiaomi tự hào có hệ điều hành hoạt động kết nối với điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng như máy điều hòa và nồi cơm điện, cho phép người dùng điều khiển tất cả các loại thiết bị khi đang di chuyển trên đường.
Yale Zhang, người sáng lập công ty tư vấn Automotive Foresight có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: "Một công ty có sản phẩm điện thoại thông minh và hệ điều hành tự phát triển chắc chắn có lợi thế hơn các nhà sản xuất ô tô truyền thống về khả năng kết nối ô tô".
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra sự không phù hợp giữa cơ sở khách hàng quan tâm đến giá trị hiện tại của Xiaomi và những người mua mục tiêu của SU7, những người mà Lei mô tả là những người "ưu tú" am hiểu công nghệ với thị hiếu chọn lọc.
Xiaomi, được thành lập vào năm 2010, đã tạo dựng được danh tiếng là thương hiệu điện thoại thông minh đáng giá tiền, vẫn có thể cung cấp các thông số kỹ thuật hàng đầu với mức giá phải chăng. Công ty này đã đẩy mạnh vào thị trường điện thoại thông minh cao cấp trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để thay đổi hình ảnh của mình như một công ty cung cấp sản phẩm bình dân.
"Bạn có nghĩ rằng một người dùng điện thoại Xiaomi giá 1.000 NDT có thể mua được một chiếc xe điện trị giá hơn 200.000 NDT không?" Chuyên gia Zhang đặt câu hỏi.
Xiaomi có lợi thế khi họ có chuyên môn vững chắc về chuỗi cung ứng trong sản xuất điện tử tiêu dùng, điều này hiện đang hỗ trợ hoạt động kinh doanh ô tô của hãng. SU7 có phạm vi hoạt động lên tới 830 km trong một lần sạc, tốc độ tối đa 265 km/h và thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h là 2,78 giây.
Đây đều là những thông số mà nhà phân tích điện thoại thông minh Ivan Lam của Counterpoint Research cho là "hoàn hảo" của Xiaomi. Xiaomi cũng hợp tác với nhiều nhà cung cấp, bao gồm cả gã khổng lồ pin CATL và BYD và nhà sản xuất động cơ điện Inovance.
"Xiaomi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô", Lam nói. "Dù là bậc thầy về chuỗi cung ứng nhưng lại tham gia cuộc đua quá muộn, khi mà mọi thứ đã phát triển tương đối ổn định".
Kết quả tài chính cả năm của tập đoàn cũng cho thấy hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh cốt lõi của họ tiếp tục tạo ra dòng tiền mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho dự án xe điện đang thua lỗ.
Lam cho biết: "Việc tìm kiếm điểm bùng nổ tiếp theo là điều hết sức cần thiết đối với Xiaomi, một công ty niêm yết đại chúng, chưa kể quy mô thị trường ô tô đang lớn gấp 10 lần quy mô thị trường điện thoại thông minh".
Công ty cũng là một trong số ít những người đến sau trong bữa tiệc xe điện của Trung Quốc nhận được sự ưu ái của Bắc Kinh. Để ứng phó với tình trạng dư thừa công suất ngày càng tăng trong một ngành hiện đang tham gia vào cuộc chiến giá cả tàn khốc, chính phủ Trung Quốc đã giải quyết bằng cách trở nên chặt chẽ hơn trong việc cấp giấy phép.
Xiaomi vẫn có thể đảm bảo được sự cho phép liên minh với nhà sản xuất ô tô nhà nước BAIC để sản xuất xe tại một nhà máy nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, với khả năng tạo ra một chiếc SU7 cứ sau 76 giây.
Nhà phân tích ô tô de Feijter cho biết: "Trở thành người đến sau cũng có thể mang lại cảm giác mới mẻ cho mọi người. Thị trường xe điện của Trung Quốc vẫn rất năng động và sẽ vẫn có đủ không gian cho một thương hiệu mới phát triển".
Theo: Financial Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?