VTV.vn - Theo một nghiên cứu mới, Leonardo da Vinci đã thực hiện nhiều thí nghiệm với tác phẩm nổi tiếng "Mona Lisa" của ông nhiều hơn so với những gì mọi người đã biết.
- Tại sao hóa thạch lại có nhiều màu sắc khác nhau?
- Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi
- Tín hiệu từ các nền văn minh ngoài Trái Đất do Sky Eye phát hiện có thực sự tồn tại?
- Bí ẩn của sinh học: Tại sao không thể chế tạo máy bay có đôi cánh giống như chuồn chuồn?
- Trung Quốc công bố dự án Internet vũ trụ mới, Starlink của Elon Musk lập tức bị ‘đe dọa’?
Bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tán tia X-quang và quang phổ hồng ngoại, một nhóm nhà khoa học ở Pháp và Anh đã phát hiện một hợp chất khoáng hiếm trong bức tranh biểu tượng này. Theo nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Hội Hóa học Hoa Kỳ, phát hiện đột phá này đã mang lại một góc nhìn mới về cách nhiều tác phẩm của thế kỷ 16 được vẽ.
Ngoài màu vẽ màu trắng pha trộn từ chì và dầu, hợp chất có tên plumbonacrite được phát hiện ở phần lớp cơ bản của lớp sơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 đã xác định khoáng chất này nằm trong một số tác phẩm của Rembrandt từ thế kỷ 17. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy hợp chất trên không xuất hiện trong phần lớn các tác phẩm của thời kỳ Phục hung tại Italy, cho đến khi phân tích mới này được thực hiện.
Plumbonacrite được tạo thành khi chì oxit kết hợp với dầu. Việc trộn hai chất này trên bảng màu là một kỹ thuật mà các họa sĩ như Rembrandt đã sử dụng để giúp sơn khô nhanh hơn. Việc phát hiện hợp chất hiếm này trong bức "Mona Lisa" cho thấy Leonardo da Vinci có thể là người tiên phong của phương pháp này. Điều này đã được giáo sư Gilles Wallez thuộc Đại học Sorbonne phỏng đoán.
"Mọi thứ đến từ Leonardo da Vinci đều rất thú vị, vì ông là một nghệ sĩ, nhưng ông cũng là một nhà hóa học và là một nhà vật lý. Ông có rất nhiều ý tưởng và luôn cố gắng cải thiện kiến thức của thời đại mình", giáo sư Wallez cho biết.
Cũng theo giáo sư Wallez: "Mỗi khi chúng ta phát hiện ra điều gì đó về quy trình của ông, ta đều phát hiện ra rằng ông đã rõ ràng tiến xa hơn so với thời đại của mình".
"Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci cũng có dấu vết của hợp chất hiếm plumbonacrite. (Ảnh: Haltadefinizione)
"Mona Lisa", giống như nhiều bức tranh khác từ thế kỷ 16, được tạo ra trên một tấm gỗ yêu cầu một lớp cơ bản dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng Leonardo da Vinci đã tạo ra hỗn hợp từ bột chì oxit và dầu hạt lanh để tạo ra lớp sơn dày cho lớp màu đầu tiên, trong khi không biết rằng ông đã tạo ra hợp chất hiếm.
Được biết, "Mona Lisa" và "Bữa ăn tối cuối cùng" là hai bức tranh nổi tiếng có phủ hợp chất hiếm plumbonacrite mà Leonardo da Vinci đã làm trong cuộc đời mình. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng có thể khám phá thêm về con người, cũng như tác phẩm của ông theo thời gian.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI