Tiết Hạ Chí đã qua và tiết Tiểu Thử của năm nay đã bắt đầu. “Thử” ở đây có nghĩa là nắng, khí nóng. Vậy thời tiết trong tiết khí này sẽ ra sao?
Phần lớn các tỉnh thành ở cả nước ta đang có thời tiết khá nóng. Theo cách tính lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại, được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…, thì thời tiết nắng nóng ở thời điểm này là đúng theo tiết khí Tiểu Thử.
Tiết Tiểu Thử - chữ “tiểu” là nhỏ, còn “thử” là nắng, khí nóng. Tiểu Thử được hiểu là “nóng nhẹ”. Tiết khí này đánh dấu sự thay đổi thời tiết, bắt đầu khoảng thời gian nóng nhất trong năm (tính theo nhiệt độ trung bình): Nhiệt độ tăng, trời nóng hơn, nhưng vẫn chưa đến thời điểm nóng đỉnh điểm. Kiểu thời tiết đặc trưng của tiết khí này là nóng ẩm, nhiều lúc trời tưởng chừng không nắng nhưng vẫn nóng, có những vùng có mưa dông và mưa đá.
Trong tiết Tiểu Thử, nhiệt độ và độ ẩm cao khiến con người dễ mệt mỏi, ăn kém ngon, nên trong các tài liệu từ ngày xưa đã khuyên rằng trong khoảng thời gian này, người dân nên ăn nhiều rau củ và trái cây, tránh ăn đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ, nếu có thể thì tránh ở lâu ngoài trời.
Trong những ngày này, thời tiết ở nhiều khu vực của nước ta cũng rất nóng. Chiều nay, 7/7, nhiệt độ ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận đều ở mức 41 - 42 o C (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời). Ngày mai sẽ tương tự hoặc nóng hơn một chút.
Nhiều nơi ở Đông Á cũng đang rất nóng. Chẳng hạn, hôm qua, 6/7, Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận nhiệt độ không khí cao nhất là 34 o C, nhiệt độ cảm nhận là 38 o C, bằng với kỷ lục về “ngày (trong tiết) Tiểu Thử nóng nhất” ở đây, được lập vào năm 2016.
Hệ thống các tiết khí được coi là cách tính rất tinh vi, đánh dấu chính xác các mốc thời gian quan trọng, nên đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.
Tiết khí Tiểu Thử sẽ kéo dài đến ngày 21/7, sau đó sẽ là khoảng thời gian nóng hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?