Tiêu hủy Galaxy Note7 đồng nghĩa với việc phí phạm rất nhiều tài nguyên môi trường
Theo như đa số người lo ngại, thì đây là một sự phí phạm không đáng có.
Samsung chính thức xác nhận rằng họ không có kế hoạch tái chế chiếc Note7 hay sử dụng lại những thành phần vật liệu của chiếc điện thoại xấu số.
“Chúng tôi có những phương pháp tiêu hủy điện thoại an toàn”, phát ngôn viên của Samsung nói.
Tuy nhiên, việc tiêu hủy thiết bị điện tử với số lượng lớn như vậy không phải là một điều tốt, khi mà đất hiếm (một thứ quặng được sử dụng để chế tạo đồ điện tử) cũng sẽ biến mất theo những chiếc điện thoại được tiêu hủy.

“Đất hiếm là những thứ kim loại đáng giá, những ảnh hưởng tới môi trường của việc khai thác chúng là rất lớn”, CEO của iFixit, Kyle Wiens nói.
“Những thứ quặng ấy gồm có indi trong màn hình cảm ứng, đất hiếm neodimi trong nam châm của loa và microphone, côban trong pin”.
Benjamin Sprecher, một chuyên gia trong lĩnh vực tái chế đất hiếm nói thêm rằng: “Chúng ta sẽ mất đi toàn bộ lượng đât hiếm đã được sử dụng". Có vẻ như ai cũng thấy sự phí phạm đất hiếm khi không tái chế những chiếc Note7 này.
Ta có thể thấy, bên cạnh danh tiếng và doanh thu của Samsung bị ảnh hưởng, môi trường cũng sẽ bị tác động khi 2,5 triệu chiếc Note7 được sản xuất để rồi lại bị tiêu hủy. Một lượng tài nguyên không nhỏ bị phí phạm trong từng ấy sản phẩm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android