Tiktok bị cấm bán hàng tại Indonesia: Hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp giá sàn 100 USD để bảo hộ doanh nghiệp nội địa
"TikTok có một tuần để tuân thủ quy định, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa tại Indonesia", Bộ trưởng Bộ thương mại Indonesia, ông Zulkifli Hasan cảnh báo.
- Công ty Bill Gates hậu thuẫn đang nắm giữ công nghệ được coi là tương lai của pin xe điện: Có cơ hội thách thức vị thế của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực quan trọng với cả thế giới
- Không đối thủ, 10 năm liền vững ngôi vương thế giới: Trung Quốc lập kỷ lục "khủng" ở lĩnh vực cực nóng
- Đỉnh cao công nghệ tổ chức sự kiện Trung Quốc: 5G nhanh gấp 10 lần tiêu chuẩn, từ tuần tra, giao hàng đến phiên dịch đều dùng robot và AI
- Trải nghiệm thực tế Xiaomi 13T Pro: không chỉ có camera Leica mà còn toàn diện về mọi mặt
- Giải mã lý do iPhone 15 bị quá nhiệt: do chip A17 Pro, khung titan, hay nguyên nhân nào khác?
Hãng tin CNBC cho hay Bộ thương mại Indonesia ngày 26/9 vừa qua đã công bố cấm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ ngày công bố.
Cụ thể, tuyên bố của Bộ thương mại Indonesia cho biết họ chỉ cho phép mạng xã hội là nơi quảng bá sản phẩm chứ không được phép thực hiện các giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).
Điều này đồng nghĩa với việc người dùng trên các nền tảng như Tiktok hay Facebook sẽ không được mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp như trước đây.
"TikTok có một tuần để tuân thủ quy định, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa tại Indonesia", Bộ trưởng Zulkifli Hasan cảnh báo.
Đồng thời, chính phủ Indonesia cũng tuyên bố sẽ cấm các nền tảng mạng xã hội hoạt động như một trang TMĐT nhằm chống việc lợi dụng dữ liệu người dùng cho mục đích kinh doanh.
Bộ trưởng bộ thương mại Indonesia, ông Zulkifli Hasan cho biết cần có sự tách biệt giữa các nền tảng mạng xã hội và TMĐT nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng trước các thuật toán cho mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, chính phủ Indonesia còn sẽ quy định mặt hàng nhập khẩu nào được phép kinh doanh tại thị trường này, một thông tin cực kỳ tiêu cực cho những người chuyên nhập hàng giá rẻ Trung Quốc để chào bán trên Tiktok.
Bên cạnh những quy định cho các trang mạng xã hội, Indonesia cũng yêu cầu các trang TMĐT đặt mức giá sàn 100 USD cho một số loại mặt hàng nhập khẩu, một bước đi nhằm bảo hộ thị trường trong nước trước hàng giá rẻ Trung Quốc.
Động thái này của chính phủ Indonesia diễn ra trong bối cảnh hàng giá rẻ trên Tiktok tràn ngập các mạng xã hội và đe dọa đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa rong nước.
Tờ SCMP cho hay Indonesia không phải thị trường duy nhất trong khu vực chịu ảnh hưởng từ hàng giá rẻ, hàng đạo nhái từ Trung Quốc.
Tuy nhiên nền kinh tế lớn nhất ĐNÁ này lại dễ tổn thương hơn khi 99% hoạt động kinh doanh của họ là thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó tạo ra 97% việc làm cũng như đóng góp 60% GDP cho Indonesia.
Báo cáo của BMI cho thấy TMĐT chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giao dịch trực tuyến tại Indonesia. Tính đến tháng 7/2023, tổng giá trị giao dịch trực tuyến tại nước này đã đạt kỷ lục 160 nghìn tỷ Rupiah, tương đương 10,3 tỷ USD.
Trong khi đó, Momentum Works nhận định Tiktok sẽ là đối tượng chịu thiệt hại duy nhất trước quy định mới khi là mạng xã hội kinh doanh TMĐT nhiều nhất. Trong tổng giá trị giao dịch trực tuyến đạt 52 tỷ USD năm 2022, phía Tiktok chiếm 5% con số này.
Cú đấm nhằm vào Tiktok
Hãng tin CNBC nhận định những quy định mới của Indonesia là nhằm thẳng đến Tiktok, nền tảng đang bùng nổ mạnh mẽ tại thị trường này dù mới gia nhập không bao lâu.
Xin được nhắc rằng Indonesia là một trong số hiếm hoi các thị trường có Tiktok Shop. Ngay cả Mỹ cũng mới chỉ được Tiktok khai trương dịch vụ này vào đầu tháng 9/2023.
Hiện Indonesia đang là thị trường lớn thứ 2 của Tiktok với 113 triệu người dùng, chỉ đứng sau Mỹ với 116,5 triệu người dùng.
Điều trớ trêu là động thái mới này của Indonesia chỉ diễn ra chỉ vài tháng sau khi CEO Shou Zi Chew của Tiktok đến thăm thủ đô Jakarta và tuyên bố sẽ đổ hàng tỷ USD cho thị trường này nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Cũng tương tự như các nước láng giềng ở ĐNÁ khác, TMĐT ở Indonesia tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm qua, nhất là khi có những ông lớn từ Trung Quốc tiếp cận thị trường.
Sự bùng nổ này giúp ngành tiêu dùng bùng nổ, kích thích kinh tế cũng như hạ thấp giá thành cho người dân.
Thế nhưng theo hãng logistic Locad, mặt trái của sự bùng nổ này cũng như hàng giá rẻ Trung Quốc là các ông lớn nước ngoài có đủ tài chính, nguồn lực để loại bỏ hơn 50% doanh nghiệp nội địa Indonesia trong dài hạn.
Xin được nhắc là số liệu của Momentum Works cho thấy Indonesia hiện đang là thị trường TMĐT lớn nhất ĐNÁ tính theo tổng giá trị doanh số.
Trong bối cảnh lượng gửi bưu kiện tăng hơn 800% và thị trường tràn ngập hàng giá rẻ Trung Quốc, Indonesia vào tháng 1/2020 đã hạ mức giá trị sản phẩm chịu thuế nhập khẩu từ 75 USD xuống còn 3 USD.
Động thái này của Indonesia đặt dấu chấm hết cho những người chuyên nhập hàng rẻ từ Trung Quốc về bán trên Shopee hay Lazada nhưng lại chẳng hề hấn gì với kênh phân phối qua Tiktok hay các mạng xã hội khác như Facebook, WhatsApp...
Chính vì vậy lệnh cấm mới này được ban hành với kỳ vọng sẽ hạn chế được sự cạnh tranh từ Tiktok.
Bước đi trên của Indonesia diễn ra trong bối cảnh vô số công ty nội địa than phiền về sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như hối thúc chính phủ có chính sách bảo hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương trước sự lan tràn của các sản phẩm giá rẻ Trung Quốc.
Trong báo cáo của Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Indonesia (MCSME) có ghi rõ rằng mức giá thấp bất hợp lý nhập khẩu từ nước ngoài đang loại bỏ lượng lớn nhiều công ty nhỏ nội địa khi không thể cạnh tranh nổi.
Ở một khía cạnh khác, hãng Citi nhận định động thái của Indonesia sẽ đem lại lợi ích cho các trang TMĐT truyền thống như Shopee hay Tokopedia của chính Indonesia.
Thị trường Indonesia hiện đang bị thống trị bởi các công ty công nghệ trong nước như Tokopedia của GoTo, Shopee của Sea và gã khổng lồ thương mại điện tử Lazada được hậu thuẫn bởi Alibaba.
*Nguồn: CNBC, CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời