Tại Bảo tàng CIA ở Washington, bạn có thể xem những món đồ độc đáo mà CIA dùng trong các nhiệm vụ gián điệp của họ.
Có lẽ CIA ngoài đời thật không sử dụng những món “đồ chơi” như đồng hồ bắn laser hay jetpack khi làm nhiệm vụ như bạn thường thấy trong phim. Nhưng đừng thất vọng, vì CIA cũng có một số thứ khá “ngầu” mà họ sử dụng trong thực tế.
Tại Bảo tàng CIA ở Washington, bạn có thể xem những món đồ độc đáo mà CIA dùng trong các nhiệm vụ gián điệp của họ. Giám đốc bảo tàng, ông Toni Hiley cho biết bảo tàng hiện đang lưu giữ 600 trong số gần 20.000 công cụ được CIA sử dụng từ trước đến giờ.
Dưới đây là 16 món “đồ chơi” tuyệt vời trong bộ sưu tập của bảo tàng.
1. Tẩu thuốc chứa radio
Chiếc tẩu thuốc này được sử dụng trong những năm 1960, bên trong nó chứa một bộ nhận tín hiệu radio. Âm thanh sẽ di chuyển từ chiếc tẩu qua xương hàm và cuối cùng là đến ống tai.
2. Camera ngụy trang thuốc lá
Camera dùng film 35-mm của Tessina đủ nhỏ để chứa vừa vào trong gói thuốc Parliaments. Hiley cho biết CIA chọn Tessina vì nó là chiếc camera nhỏ nhất và êm nhất trong những năm 1960.
3. Bồ câu do thám
Trong Thế Chiến II, những người lính từng gắn camera trọng lượng nhẹ vào bồ câu. Khi con chim bay qua mục tiêu, camera sẽ chụp hàng trăm tấm hình. Những tấm hình này còn chi tiết hơn ảnh chụp từ máy bay vì bồ câu có thể bay thấp hơn nhiều. Đáng tiếc là các tấm ảnh này vẫn đang được giữ bí mật.
4. Côn trùng truyền tin
Một microphone kích thước siêu nhỏ được giấu bên trong đầu của con chuồn chuồn giả này. Sử dụng một động cơ nhỏ, nó có thể bay được 200m trong 60 giây qua điều khiển từ xa. Sải cánh rộng của chuồn chuồn cho phép nó cất cánh dễ dàng, nhưng CIA không thể điều khiển được nó ngay cả khi sức gió chỉ 8km/h
Tuy CIA chưa bao giờ sử dụng chúng trong thực tế, nhưng Hiley cho biết chúng đại diện cho các con bọ giám sát đầu điên được sử dụng trong những năm 1970.
5. Gai chứa tài liệu
Việc giao tiếp giữa các đặc vụ là vô cùng nguy hiểm, vì vậy CIA đã tạo ra chiếc ống rỗng này để giữ film và các loại tài liệu trong thập niên 60. Các đặc vụ sẽ nhấn chiếc gai này xuống vị trí được xác định, sau đó những đặc vụ khác sẽ đến lấy chúng lên, điều này giúp họ có thể giao tiếp mà không cần gặp mặt.
6. Thiết bị phát hiện xâm nhập
Được thiết kế để có thể hòa lẫn trong đất, thiết bị thời kỳ Chiến tranh Lạnh này có thể phát hiện được kẻ địch từ cách 300m. Khi nó cảm nhận được rung động, một angten bên trong sẽ truyền tín hiệu báo động đến CIA qua sóng radio.
7. Bộ trang điểm chứa mật mã.
Bằng cách nghiêng phần kính đến đúng góc, nó sẽ hiện ra các đoạn mật mã.
8. La bàn quân sự
Không như những la bàn bình thường, loại la bàn quân sự đặc biệt này được trang bị một chiếc kính lúp ở mặt sau. Nó chính xác đến từng độ, quân đội Mỹ đã dùng nó từ những năm 1950. Vỏ của nó được làm bằng nhôm aluminum, thước đo sẽ phát sáng trong bóng đêm.
9. Cá robot Charlie
Trong thập niên 90,CIA phát triển Charlie để thu thập tín hiệu dưới mặt nước của tàu ngầm đối phương. Nó được điều khiển bởi remote radio, con cá trê máy này được trang bị microphone và hệ thống động cơ đẩy ở đuôi.
10. Máy khoan tay
Vào thập niên 50, các đặc vụ sử dụng bộ công cụ này để khoan lỗ trên tường gạch và dấu các microphone theo dõi. Để sử dụng chúng, họ giữ phần đế vào bụng và dùng tay để xoay.
11. Đồng bạc rỗng
Tuy có vẻ ngoài như một đồng bạc thông thường, nhưng phần bên trong cũa nó đã được làm rỗng để chứa tin nhắn hoặc các đoạn film. Do giống một đồng bạc thông thường, các đặc vụ có thể trao đổi chúng với nhau và không lo bị nghi ngờ.
12. Khuy áo chứa la bàn
Các nhân viên CIA trong thập niên 30 có những cách rất thông minh để giấu la bàn mini để dò đường khi cần, như dùng chiếc khuy áo này chẳng hạn.
13. Máy tạo và giải mã Enigmas
Trong Thế Chiến II, quân đội Đức đã dùng máy móc để mã hóa tin nhắn, gọi là Enigmas. Nó tạo ra những đoạn code trông như một dãy chữ và số.
Cơ quan Tình báo Ba Lan cuối cùng đã mua danh sách mã Enigmas và máy Enigmas của Đức, họ đã phối hợp hai thứ này với nhau để giải mã. Sau đó Ba Lan đã đưa danh sách và cỗ máy cho CIA để họ có thể giải mã các tin nhắn ẩn của Đức.
14. Camera chụp ảnh hiển vi
Vào cuối những năm 40, CIA đã tạo ra chiếc camera có thể bí mật chuyển tài liệu và hình ảnh.
Thiết bị này có thể ghi cả một trang giấy vào film siêu nhỏ gọi là microdots. Những bức ảnh sẽ được giấu trong các nơi kín đáo, như trong nhẫn, đồng bạc rỗng và thư từ. Những microdot thường được chèn vào các câu trong đoạn văn, người nhận sẽ đọc nó bằng kính hiển vi.
15. Thiết bị ghi nhận thông tin bằng hình ảnh
Trong Chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960, CIA đã phát minh ra thiết bị này để đếm số người và vật phẩm di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh trải dài từ Bắc vào Nam Việt Nam.
Những biểu tượng khác nhau sẽ đại diện cho những thứ khác nhau, như đội quân, xe tại, xe tăng, lừa, và thậm chí cả voi. Dưới các biểu tượng là hàng số được thay đổi bằng nút vặn.
16. Tai nghe chống đạn
Phần chụp tai bằng thép trên chiếc tai nghe này có thể chống đạn, và chúng thực sự hữu dụng.
Vào năm 2009, một đặc vụ CIA truy đuổi địch thủ nguy hiểm ở Afghanistan. Khị bị dồn đến đường cùng, kẻ địch đã dùng súng trường bắn vào đặc vụ. Hai viên đạn bay vào đầu đặc vụ CIA, nhưng phần chụp tai bằng thép đã cứu mạng nhân viên này.
Tham khảo: TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4