Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga

    TVD,  

    (GenK.vn) - Hạm đội Biển Đen là một trong những hạm đội có bề dày lịch sử nhất của Hải quân Nga.

    Hạm đội Biển Đen ra đời năm 1783 trong bối cảnh Đế chế Nga không ngừng tìm cách mở đường thông thương, tạo ảnh hưởng ở Biển Đen và Biển A-dốp. Trải qua nhiều thăng trầm, Hạm đội này trở thành một trong những đơn vị chiến lược của Hải quân Liên Xô trước đây.

    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga

    Theo thông tin từ trang web mil.ru của Bộ Quốc phòng Nga, trong  cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), Hạm đội Biển Đen đã lập nhiều chiến công, thực hiện 24 chiến dịch đổ bộ, đánh đắm 835 tàu chiến các loại của lực lượng phát-xít. 228 cá nhân thuộc Hạm đội đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết, hơn 50 nghìn cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương. Sau chiến tranh, Hạm đội được đầu tư mạnh mẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực phía Nam của Liên bang Xô-viết. Các chiến hạm và tàu ngầm của  Hạm đội Biển Đen cũng thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu trên các đại dương.

    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol
    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Tàu chiến Nga tại Sevastopol
    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga

    Theo số liệu của trang web globalsecurity.org, vào thời điểm Liên bang Xô-viết tan rã, Hạm đội Biển Đen có khoảng từ 300 đến 635 chiến hạm và tàu ngầm với khoảng từ 47 nghìn đến 70 nghìn binh sĩ. Ước tính tổng giá trị của Hạm đội Biển Đen, bao gồm tàu chiến và cơ sở vật chất, vào đầu năm 1992 là hơn 80 tỷ USD.

    Tìm hiểu sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga
    Một số các tàu chiến chủ lực trong Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại căn cứ Sevastopol

    Với sự tan rã của Liên bang Xô-viết, Hạm đội Biển Đen trở thành mục tiêu tranh chấp giữa Nga và U-crai-na khi nhiều cơ sở vật chất của hạm đội này nằm trên lãnh thổ U-crai-na. Sau nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến việc phân chia Hạm đội, tháng 8-1992, Nga và U-crai-na đạt được thỏa thuận đồng chỉ huy Hạm đội Biển Đen trong vòng 3 năm. Tháng 6-1993, Tổng thống U-crai-na L. Cráp-chúc (L. Kravchuk) và Tổng thống Nga B. En-xin (B. Yeltsin) đã ký hiệp định chia đôi Hạm đội Biển Đen với lộ trình thực hiện từ tháng 9-1993 đến năm 1996. Tuy nhiên, hiệp định này nhanh chóng đổ vỡ do các sĩ quan Hải quân Nga phản đối việc chuyển giao trang bị, khí tài trong khi lãnh đạo quân đội U-crai-na cũng không chấp nhận để Nga sử dụng các căn cứ trên đất U-crai-na. Do vậy, hiệp định về Hạm đội Biển Đen phải thương lượng lại vào tháng 9-1993, tháng 4-1994, tháng 11-1995 nhưng cũng không đạt kết quả. Vào thời điểm năm 1995, Hạm đội này có khoảng 48 nghìn thủy thủ và hải quân đánh bộ, 14 tàu ngầm, 74 chiến hạm và tàu tuần tiễu, 125 máy bay chiến đấu và 85 trực thăng. Hạm đội này cũng có 1 lữ đoàn hải quân đánh bộ được trang bị 50 xe tăng, 45 khẩu đội pháo. Tư lệnh và các  sĩ quan chỉ huy Hạm đội chủ yếu là người Nga.

    Đến tháng 5-1997, Nga và U-crai-na mới giải quyết dứt điểm được việc phân chia Hạm đội Biển Đen khi Thủ tướng Nga Chéc-nô-mư-đin (Chernomyrdin)  và Thủ tướng U-crai-na La-da-ren-cô (Lazarenko) ký ba hiệp định liên chính phủ. Hai bên nhất trí phương thức phân chia Hạm đội và U-crai-na chấp thuận cho Hải quân Nga thuê căn cứ ở Sevastopol. Theo thỏa thuận,  số tàu chiến của Hạm đội được chia đều cho hai nước nhưng Nga đã đồng ý bỏ tiền mặt mua lại một số tàu hiện đại. Vì vậy trên thực tế, Nga có được ¾ số tàu của Hạm đội trong khi U-crai-na có một nửa cơ sở vật chất. Hai bên cũng thống nhất việc Nga thuê 3 quân cảng, 2 sân bay quân sự trên lãnh thổ U-crai-na trong 20 năm với giá 100 triệu USD mỗi năm. Theo thỏa thuận, Nga không được đồn trú quá 25 nghìn binh sĩ và đưa vũ khí hạt nhân vào các cơ sở thuê của U-crai-na. Một điểm đáng chú ý là căn cứ quan trọng nhất của Hải quân U-crai-na cũng đóng tại Sevatsopol, nơi đặt Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga.

    Bán đảo Crưm có vị chiến lược 

    Bán đảo Crưm có vị chiến lược 

    Tháng 4-2010, Tổng thống Nga D. Mét-vê-đép (D. Medvedev) và Tổng thống U-crai-na V. Y-a-nu-cô-vích (V. Yanukovych) đã ký hiệp định kéo dài thời hạn thuê các cơ sở của Hải quân Nga ở bán đảo Crưm thêm 25 năm kể từ sau năm 2017. Theo thông tin từ trang webmil.ru của Bộ Quốc phòng Nga, hiện nay Tư lệnh của Hạm đội Biển Đen là Phó Đô đốc A. Vít-cô (A. Vitko). Nhiệm vụ chính của Hạm đội Biển Đen là: bảo vệ các khu vực kinh tế, bảo đảm an ninh hàng hải và thực hiện các hoạt động đối ngoại  như viếng thăm, diễn tập chung, gìn giữ hòa bình  tại các khu vực nước Nga có lợi ích. Hiện tại, Hạm đội Biển Đen có 40 tàu chiến các loại, trong đó có 1 tàu ngầm đi-ê-zen/điện. Trong biên chế của Hạm đội hiện cũng có một lữ đoàn hải quân đánh bộ, với khoảng 2500 binh sĩ, và khoảng 300 biệt kích hải quân.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ