Tìm hiểu về "giày lười", mẫu giày dành cho mọi người đàn ông, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp
Cùng tim hiểu về loại giày khiến một bộ phận giới thanh thiếu niên Việt Nam sốt xình xịch.
Giống như Oxford, giày lười (slip-on) cũng là món đồ nên xuất hiện trong trong tủ đồ của đàn ông.
Linh hoạt trong việc phối kết hợp với quần áo, màu sắc, kiểu dáng đa dạng là ưu điểm chung của giày lười.
Cũng như những dòng giày khác, slip-on có vô vàn kiểu dáng và tên gọi. Hôm nay chúng ta chỉ quan tâm đến hai loại giày lười quen thuộc và đang khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên "mê mệt", tuy nhiên người ta hay nhầm lẫn chúng với nhau: Loafers và Moccasins.
Loafers
Ban đầu, loafers được sử dụng bởi nông dân và thợ đánh cá ở xứ Scandinavi. Với hai mảnh da được gắn chặt với nhau nhờ một dải ngang thân giày, loafers đem đến cảm giác thoải mái và bền bỉ khi lao động.
Loafers là kiểu giày kinh điển tượng trưng cho sự trẻ trung, thoải mái mà mọi đôi chân đều có thể xỏ vào vô cùng dễ dàng. Chính thiết kế thành giày thấp, không dây buộc hay khóa cài, chỉ đặc trưng bằng lớp thân trên hình chữ U nối với thành giày đã giúp loafers mang lại sự tiện lợi cho người mang.
Vào năm 1847, loafer được vô cùng ưa chuộng ở Anh. Đặc biệt là ở những biệt thự mùa hè ở vùng đồng quê nước Anh của Hoàng gia và giới quý tộc. Đôi giày loafers có tên Wildsmith Shoes, do Raymond Lewis Wildsmith được thiết kế riêng cho Vua George VI để đi trong nhà, sau đó được các nhà sản xuất giày khác ở London cũng "ăn theo" và thành công không hề nhỏ.
Vào những năm 1930, Na Uy sản xuất rất nhiều kiểu giày loafers, chỉ cần xỏ chân vào với cảm giác rất thoải mái và không lâu sau đó, kiểu giày này bắt đầu được mang sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Cho đến khi tạp chí Esquire lần đầu tiên giới thiệu về kiểu giày này, loafers trở thành món phụ kiện được số đông ở Mỹ yêu thích.
Loafers đỏ thời thượng xuất xứ Quảng Châu đang khiến một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam phát mê
Vào giữa thập kỷ 1950, khi sự yêu thích đôi giày lười ngày càng được nhân rộng, kiểu dáng của đôi giày cũng được chỉnh sửa và cải tiến trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Vào lúc này, chiếc giày lười không chỉ phù hợp cho những dịp không đòi hỏi trang phục cầu kì và lịch sự. Ở Mỹ, rất nhiều quý ông còn chọn giày lười có thể mặc chung với vest.
Năm 1966, Gucci làm mới kiểu giày lười bằng cách thiết kế thêm một quai ngang mũi giày bằng kim loại với hình dáng hình dây cương buộc ngựa. Đến năm 1970, kiểu giày lười của Gucci (Gucci loafers) được yêu thích rộng rãi, đặc biệt đã trở thành “đồng phục” của các doanh nhân ở phố Wall.
Có thể nói loafers là kiểu giày được cả nam lẫn nữ ưa chuộng, không phân biệt nghề nghiệp, vóc dáng, hay tuổi tác. Loafers đã thịnh hành từ đó cho đến giờ với vai trò là một đôi giày cơ bản.
Moccasins
Mocca-seam, có đường viền hình chữ U chạy theo mũi giày
Moccasins hay còn gọi là giày mọi hay mô-ca, ban đầu được sử dụng bởi những người Mỹ bản địa, thổ dân da đỏ, thợ săn, dân buôn...
Trong thực tế, cái tên "moccasin" bắt nguồn từ tiếng Algonquian của thổ dân da đỏ: "makasin" và "maxkeseni" có nghĩa là chiếc giày.
Thổ dân da đỏ - tác giả của loại giày Moccasins
Đây là loại giày được phát triển từ giày da của thổ dân, vì thế moccasins nguyên bản hoàn toàn không có đế. Bề mặt da của giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Ngày nay thì moccasins thường có đế cao su. Loại không đế vẫn có nhưng rất ít gặp.
Moccasins dù làm từ da hay da lộn, đều dùng loại da mềm, giúp bàn chân có cảm giác mềm mại và ‘thật’ hơn khi di chuyển. Đây là mục đích cho ra đời của loại giày này.
Driving mocs - một biến thể của Moccasins
Phân biệt loafers và moccasins như thế nào?
Phần lớn, chúng ta đều cảm thấy loafers và moccasins trông rất giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm giúp phân biệt hai loại giày này.
Đầu tiên, hãy nhìn vào đôi giày lười của bạn xem có xỏ dây hay không? Loafers không hề có dây buộc, trong khi moccasins lại có. Dây buộc mà bạn trông thấy trên moccasins chỉ đơn giản để trang trí chứ không có chức năng làm hẹp thân giày.
Điểm khác biệt lớn thứ hai: loafers thường chỉ được làm bằng da, trong khi moccasins được làm từ da lộn, vải thô, nubuck. Tổng thể moccasins chỉ làm từ một loại chất liệu, loafers lại được ghép nối nhiều loại da khác nhau.
Điểm khác biệt thứ ba: loafers có đế phẳng, moccasins lại có phần đế lồi ra ngoài. Tiếp theo, loafers có thể có phần đế hơi cao lên một chút, còn moccasins thì không.
Đây chỉ là vài đặc điểm cơ bản để phân biệt loafers và moccasins với nhau. Hiện này một số loại giày được "lai" với nhau nên rất khó để phân biệt rõ ràng.
Nói chung, hai mẫu giày này không khó phối đồ, không kén dáng người.
Không ai cấm ăn mặc đẹp và phong cách nhưng hãy nhớ, thời trang phải phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh, môi trường và công việc, chọn giày và đi giày cũng vậy.
Theo attireclub/wiki/esquire
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4