Tìm thấy mẫu hóa thạch cổ có tuổi đời lên tới 3,7 tỷ năm

    Nguyễn Hải,  

    Không chỉ vậy, nó còn có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ về khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa hay không.

    Sự sống bắt đầu và ảnh hưởng đến các chu kỳ hóa học của Trái Đất khi nào? Đó là một câu hỏi quan trọng cho cuộc cách mạng trên hành tinh này, khi các hoạt động sinh học đang đóng vai trò chủ yếu trong bầu thủy quyển, khí quyển và thạch quyển của Trái Đất. Thế nhưng mới đây, bằng một phát hiện “phi thường”, một nhóm các nhà nghiên cứu Úc đã tìm ra một mẫu hóa thạch cổ trong một khu vực xa xôi ở Greenland, có thể xác định thời điểm sự sống tồn tại sớm nhất ở Trái Đất.

     Giáo sư Allen Nutman (bên trái) và bà Vickie Bennet với mẫu vật hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi.

    Giáo sư Allen Nutman (bên trái) và bà Vickie Bennet với mẫu vật hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi.

    Nhóm nghiên cứu này dẫn đầu bởi giáo sư Đại học Wollongong (UOW), ông Allen Nutman, đã khám phá ra một hóa thạch có tuổi đời 3,7 tỷ năm trong một vùng đá trầm tích cổ xưa nhất trên thế giới tại vành đai Isua Greenstone, dọc theo vùng rìa của mũi băng Greenland. Được công bố trên tạp Nature vào thứ Tư vừa qua, các nhà khoa học hy vọng những khám phá mới nhất này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng tồn tại sự sống trên Sao Hỏa.

    Các hóa thạch ở trầm tích Isua lộ diện sau lần tan chảy gần đây của một tảng băng vĩnh cửu. Theo các nhà nghiên cứu, chúng được tìm thấy nằm sâu trong một vùng biển nông, nơi có thể cung cấp bằng chứng về môi trường ban đầu cho sự sống phát triển mạnh, gần thời điểm bắt đầu xuất hiện các tầng địa chất của Trái Đất.

    Các hóa thạch trầm tích này không chỉ “cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự sống thời cổ đại, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà còn là một hệ sinh thái vô cùng phức tạp.” Ông Nutman cho biết trong tuyên bố của mình. Ông cũng bổ sung thêm rằng, hóa thạch mới phát hiện còn có mặt sớm hơn 220 triệu năm so với hóa thạch trầm tích cổ nhất, từng được phát hiện trước đây ở Tây Úc vào năm 2006.

    Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc mới được tìm thấy có hình dạng như các chóp hình nón nhỏ, và có lớp bên trong rất giống với các lớp đá trầm tích cổ và hiện đại. Thêm vào đó, những tảng đá xung quanh nó cũng chứa các khoáng chất carbonate như đá dolomite, vốn thường thấy trong các lớp đá trầm tích trẻ hơn.

    Phát hiện mới chỉ ra rằng “chừng 3,7 tỷ năm trước đây cuộc sống của vi sinh vật đã rất đa dạng,” ông Nutman bổ sung. “Sự đa dạng này cho thấy rằng cuộc sống đã xuất hiện trong vòng vài trăm triệu năm đầu tiên sau khi Trái Đất ra đời, phù hợp với các tính toán của các nhà sinh học cho thấy rằng sự cổ đại trong mã di truyền của sự sống.”

    Bên cạnh việc cung cấp thêm một góc nhìn vào lịch sử của Trái Đất, phát hiện này cũng được kỳ vọng sẽ đem lại những hiểu biết quan trọng trong việc nghiên cứu khả năng xuất hiện sự sống của mỗi hành tinh. Các nhà nghiên cứu tin rằng hóa thạch trầm tích ở Isua có thể hướng đến những cấu trúc sự sống tương tự trên Sao Hỏa, nơi từng có môi trường ẩm ướt 3,7 tỷ năm trước đây.

    Khám phá này đại diện cho một chuẩn mực mới cho bằng chứng sống cổ nhất trên Trái Đất. Nó chỉ ra việc phát triển nhanh của sự sống trên Trái Đất và hỗ trợ cho việc tìm kiếm sự sống trong các lớp đất đá cổ tương tự như vậy trên Sao Hỏa.” Martin Van Kranendonk, một giáo sư tại Đại học New South Wales và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong tuyên bố của mình.

    Tham khảo IBTimes

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ