Tin buồn: RX480 của AMD sẽ không còn cổng DVI nữa

    Mers,  

    Phiên bản Reference của RX 480 sẽ chỉ sử dụng đến một nguồn phụ 6 pin duy nhất và hoàn toàn không hề hỗ trợ cổng chuẩn DVI.

    Bức chụp cận cảnh của bản mạch sử dụng cho phiên bản card reference của RX 480 và RX 470.

    Ngoài việc chip xử lý khá bé so với bản mạch thế hệ Tonga trước đây, AMD còn thể hiện những lựa chọn thú vị về cổng kết nối màn hình và nguồn phụ.

    Bảng mạch Polaris 10 chỉ sử dụng duy nhất một giắc nguồn 6-pin

    Nếu những bài viết so sánh hiệu suất hoạt động của RX 480 và RX 470 chưa đủ để phô diễn cuộc cách mạng của AMD trong việc tối ưu hóa hiệu suất sử dụng điện năng thì đây là cơ hội để AMD chứng minh sự thật này.

    Để hiểu những thông số này hơn, card R9 390 đời trước có hiệu năng ngang tầm RX 480 sử dụng đến 2 giắc cắm nguồn 8 pin đưa công suất tiêu thụ tối đa lên đến 375 W. Quay lại với RX 480 và RX 470, 1 giắc cắm 6 pin duy nhất khẳng định về việc 2 VGA này chỉ cần tới tối đa là 150W (75W từ nguồn 6-pin và 75W thông qua chân cắm PCI-E)

    Trước đó, bài test thực tế cho thấy RX480 chỉ cần 100W khi chơi game. Thấp hơn rất nhiều so với 375 W và điều này phần lớn nhờ vào kiến trúc vi mạch 14 nm FinFET. Như vậy một bộ nguồn 450W cũng đủ để vận hành VGA "khủng" này.

     Ông vua phân khúc tầm trung mới chỉ dùng đến một giắc cắm nguồn phụ 6 pin duy nhất?

    "Ông vua" phân khúc tầm trung mới chỉ dùng đến một giắc cắm nguồn phụ 6 pin duy nhất?

    Nhắc đến công suất, không thể bỏ quên đứa em út RX 460 sử dụng GPU Polaris 11. Khi ra mắt RX 460 chắc chắn sẽ trở thành đối tượng được quan tâm đối với những ai muốn tiết kiệm tối đa điện năng nhưng lại vẫn muốn có được hiệu năng tuyệt vời.

    Đây cũng là nền tảng cho cách mạng laptop sắp tới mà CEO của AMD đã hứa hẹn với người dùng laptop chơi game tầm trung.

    Card reference của AMD không hề có cổng dành cho DVI

    Thay vào đó card chỉ hỗ trợ đến 3 cổng DisplayPort 1.4 và 1 cổng HDMI 2.0a.

    Đây cũng là một điều dễ hiểu khi mà nhiều hãng phần cứng như Intel đã dọa khai tử DVI trong nhiều năm gần đây. Chính AMD trong phiên bản card Reference ra mắt R9 Fury đã không tích hợp cổng DVI nào. Tuy nhiên dù R9 Fury X và R9 Nano sau này vẫn dửng dưng với DVI, những phiên bản custom của Fury đã thêm vào cổng Dual Link Dvi như thường.

    Lý do DVI không còn được nhận nhiều sự hỗ trợ từ các hãng linh kiện cũng tương đối rõ ràng. HDMI ngay từ đầu xuất hiện đã gây sự chú ý vì băng thông truyền dữ liệu và sự nhỏ gọn của mình. Từ phiên bản 2.0 trở đi HDMI đã tích hợp khả năng truyền hình ảnh phân giải 4K ở tốc độ khung hình 60 FPS.

    Sự ra đời của DisplayPort càng làm giảm giá trị sử dụng của DVI khi từ phiên bản 1.3 đến nay DisplayPort có khả năng trình chiếu phân giải 8K ở tốc độ 60 FPS hay 4K tại 120 FPS.

    Về mặt chiến lược AMD đang đưa ra một thông điệp về vị trí của mình trong cuộc tranh cãi về DVI. Và rõ ràng theo AMD, DVI đã đến lúc nên chui xuống mồ cùng cổng VGA năm nào. Trong khi đó, dù xuất xưởng những cặp card chiến game hùng hồn như GTX 1070 và GTX1080, NVIDIA vẫn kèm theo cổng DVI cho card.

    Đằng sau sự kiên quyết của AMD có lẽ là công nghệ FreeSync mà hãng đang ra sức quảng bá. Tuy NVIDIA cũng có giáp G-Sync tương tụ của riêng mình, gần đây AMD đã tích hợp được công nghệ của mình vào HDMI thay vì chỉ DisplayPort và DVI như trước.

     Sự ra đời của những màn HDMI là một thế mạnh AMD quyết lợi dụng trước đối thủ NVIDIA của mình. Đặc biệt là đối tượng người chơi dùng console.

    Sự ra đời của những màn HDMI là một thế mạnh AMD quyết lợi dụng trước đối thủ NVIDIA của mình. Đặc biệt là đối tượng người chơi dùng console.

    Việc giới hạn người dùng bởi những hạn chế lựa chọn HDMI và DisplayPort sẽ gia tăng khả năng người dùng trải nghiệm chính thức công nghệ FreeSync mà AMD đã dày công nghiên cứu và hợp tác phát triển với các hãng sản xuất màn hình.

    Và vì NVIDIA vẫn chưa hề có hành động thức nào về việc tích hợp G-Sync vào HDMI, với khuynh hướng sử dụng màn hình TV của người dùng console và cổng HDMI một lần nữa sẽ giúp HDMI ghi điểm trong mắt game thủ.

    Dù nói là "kiên quyết", trong bức ảnh, AMD vẫn để lại những dấu hiệu của một đường kết nối DVI chưa sử dụng đến. Giống như Fury năm ngoái, đây có thể là động thái "giơ cao đánh khẽ" của AMD khi những hãng custom một lần nữa có thể ra tay ứng cứu người dùng sở hữu màn hình DVI. Đặc biệt là người dùng sở hữu màn 1440p và màn 120Hz thông qua dây Dual Link DVI, khi bộ chuyển từ HDMI hay DisplayPort đều không hỗ trợ.

    Sau cùng, việc thiếu vắng cổng DVI chắc chắn vẫn là một mất mát rất lớn với hầu hết người dùng, khi mà cổng kết nối này vẫn đang vô cùng phổ biến, đặc biệt trên các thế hệ màn hình cách đây 4-5 năm. Trong trường hợp DVI biến mất, rất có thể bạn sẽ phải cân nhắc về việc mua cho mình một chiếc màn hình mới với các cổng kết nối phổ biến khác như HDMI và DisplayPort.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ