4 nhân vật làm "dậy sóng" giới công nghệ Việt Nam năm 2015

    Tuấn Anh,  

    Trong năm 2015, nhiều nhân vật có tiếng giới công nghệ thế giới đã có chuyến thăm Việt Nam.

    Năm 2015 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của ngành công nghệ tại Việt Nam với sự ghé thăm của nhiều tên tuổi lớn trên thế giới cũng như quan chức cấp cao của nhà nước.

    1. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

    Với mong muốn đẩy mạnh cộng đồng startup (khởi nghiệp) trong nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất quan tâm tới các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và chính sách giúp nền công nghiệp phát triển. Vào tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng đã có buổi gặp gỡ với những đại diện sáng giá của startup Việt tại Văn phòng Chính phủ. Sau buổi gặp, Phó Thủ tướng đã giao lưu đá bóng với đội bóng Startup Warriors.

     Ảnh: Việt Hải (ictnews)

    Ảnh: Việt Hải (ictnews)

    Buổi giao lưu đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Phó Thủ tướng trực tiếp lắng nghe ý kiến và giao lưu với cồng đồng. Được biết tới là một người thân thiện, yêu thích thể thao và đặc biệt là môn bóng đá, Phó Thủ tướng thường xuyên trực tiếp ra sân giao lưu khi rảnh rỗi.

    Dù buổi giao lưu chỉ kéo dài trong một ngày nhưng tạo được hiệu ứng rất tốt, giúp khích lệ tinh thần của giới startup Việt Nam.

    2. CEO Google - Sundar Pichai

    Nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tiếp theo tới cộng đồng công nghệ Việt Nam là CEO của Google, ông Sundar Pichai. Ông đã có chuyến thăm khá kín tiếng tới Hà Nội vào ngày 22/12/2015 vừa qua để tham gia chia sẻ cùng một số doanh nhân khởi nghiệp và lập trình viên Việt Nam. Buổi giao lưu có sự tham gia của nhiều nhân vật có tiếng trong cộng đồng startup như ông Hùng Đinh - CEO/Founder của JoomlArt, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Tổng giám đốc Cty CP Truyền Thông Việt Nam, anh Đỗ Anh Minh - PV trang TechInAsia.

     CEO Google ngồi cùng Nguyễn Hà Đông.

    CEO Google ngồi cùng Nguyễn Hà Đông.

    Trong buổi giao lưu, ông Sundar Pichai đã chia sẻ nhiều quan điểm cũng như góp ý cho cồng đồng trong nước khi phát triển sản phẩm và hướng đi để đưa sản phẩm ra cạnh tranh với quốc tế. Kết thúc buổi giao lưu, Sundar Pichai xuất hiện trong hình ảnh bình dị ngồi uống trà chanh với Nguyễn Hà Đông - cha đẻ của Flappy Bird.

    3. Cựu CEO Apple - John Sculley

    John Sculley đã tới Việt Nam vào tháng 9 vừa qua trong sự kiện ra mắt điện thoại thương hiệu Obi. Ông đánh giá rất cao thị trường Việt nên quyết định trực tiếp có mặt trong buổi giới thiệu. Việc hướng tới Việt Nam được giải thích vì 50% dân số tại nước ta có độ tuổi dưới 25, những người đã sở hữu một chiếc điện thoại cơ bản và muốn "lên đời" smartphone. Thiết bị của Obi có giá từ 100 - 300 USD, đây là phân khúc tăng trưởng rất nhanh (47% mỗi năm).

    Dù chỉ xuất hiện với vai trò CEO mới của công ty sản xuất smartphone, sự kiện này vẫn cho thấy rằng thị trường công nghệ tại Việt Nam rất thu hút, nhất là với những công ty quốc tế muốn tìm kiếm thị trường mới.

    4. Nhà đồng sáng lập Apple - ông Steve Wozniak

    Là người đặt nền móng cho Apple nhưng ông Steve Wozniak giữ vai trò thầm lặng hơn mặc dù ông là người thiết kế chính của chiếc máy tính đầu tiên là Apple I vào năm 1976. Một năm sau đó, ông và Steve Jobs cùng giới thiệu chiếc máy tính thứ hai là Apple II và được coi là thiết bị mang tính cách mạng. Với nhiều đóng góp của mình, Steve Wozniak đã nhận được nhiều huân chương như Hoover (dành cho kỹ sư có cống hiến cho nhân loại), huân chương Quốc gia được trao bởi Tổng thống Mỹ dành cho nhân vật xuất chúng trong lĩnh vực công nghệ.

     Ảnh: H.Đ

    Ảnh: H.Đ

    Ông có chuyến thăm Việt Nam vòa ngày 2/12 để tham dự Hội thảo ứng dụng công nghệ trong khai phá tiềm năng kinh doanh. Sự kiện có sự tham dự của nhiều lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ trong nước. Tại đây, Steve Wozniak chia sẻ về hiệu quả trong việc xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và dịch vụ điện toán đám mây (Cloud).

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ