Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc, các công ty công nghệ như ngồi trên đống lửa

    TVD,  

    Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang nhấn chìm các nền kinh tế thế giới và cả các công ty công nghệ lớn.

    Hôm thứ 2 vừa qua lại tiếp tục là một ngày “thứ hai đen tối”, khi mà thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới 7% và buộc phải đóng cửa sớm để tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ngày thứ hai đen tối này tiếp tục nhấn chìm các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Dow Jones hay S&P 500, khiến cho không ít công ty công nghệ cũng phải lo lắng.

    Cổ phiếu của Apple đã giám 2%, trong khi Google, Facebook và Microsoft sụt giảm 3% trong ngày thứ hai đen tối. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, khi cổ phiếu sụt giảm tới 5%.

     Thị trường nhuốm màu đỏ trong ngày thứ hai đen tối.

    Thị trường nhuốm màu đỏ trong ngày thứ hai đen tối.

    Vì sao chứng khoán Trung Quốc tiếp tục nhấn chìm cả thế giới?

    Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong khoảng một thập kỷ qua có sự thúc đẩy rất lớn nhờ ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa. Apple cũng như rất nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đều đặt công xưởng sản xuất của mình tại Trung Quốc, từ đây mới bắt đầu phân phối khắp thế giới.

    Tuy nhiên đã có một sự suy giảm trong ngành công nghiệp sản xuất tại Trung Quốc và nó đã diễn ra trong một khoảng thời gian. Nhưng đây chưa phải là tin xấu, khi Trung Quốc đang cố gắng chuyển mình từ nhà máy sản xuất của thế giới để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.

     Từ nhà máy sản xuất lớn nhất ...

    Từ nhà máy sản xuất lớn nhất ...

    Mà tin xấu là trong sự chuyển mình này, Trung Quốc đã tạo ra một rắc rối vô cùng lớn và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Đó là chi tiêu mua sắm hàng hóa của Trung Quốc không bù đắp được cho sự suy giảm của ngành công nghiệp sản xuất.

    Hiểu một cách đơn giản là Trung Quốc sản xuất ít hơn, khiến cho các quốc gia xuất khẩu nguyên vật liệu như Brazil hay Úc bị ảnh hưởng (các nước chuyên xuất khẩu quặng sắt, đồng cho Trung Quốc). Trong khi đó, sức mua sắm của thị trường Trung Quốc không đủ để bù đắp lại sự sụt giảm này.

    Và đó là nguyên nhân khiến cho các nền kinh tế khác trên thế giới bị ảnh hưởng, giá nguyên vật liệu và hàng hóa liên tục sụt giảm khi mà nguồn cung luôn cao hơn cầu. Trong khi đó, người dân Trung Quốc cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề vì bong bóng chứng khoán.

     ... thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất.

    ... thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất.

    Nền kinh tế suy thoái khiến cho Trung Quốc bắt buộc phải đưa ra các chính sách mới, trong đó có việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ. Chính sách này càng khiến cho hàng hóa nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân Trung Quốc, càng làm suy yếu khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đông dân nhất thế giới này.

    Vừa qua, Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT, xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cộng thêm với việc các ngành công nghiệp sản xuất báo cáo tăng trưởng chậm lại, đã khiến cho các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trên sàn chứng khoán Trung Quốc.

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bán tháo cổ phiếu trên sàn chứng khoán Trung Quốc không phải là mới, tuy nhiên điều khiến các chuyên gia bất ngờ chính là sự tác động nhanh chóng tới các nền kinh tế thế giới. Còn nhờ đợt khủng hoảng tại Trung Quốc vào mùa hè năm 2015, phải mất vài tuần sau thì thị trường chứng khoán thế giới mới bị tác động.

    Theo ông Leo Gao, nhà quản lý quỹ tại Quỹ phòng hộ Greenwoods Asset Management ở Thượng Hải cho biết thì diễn biến của thị trường ngày 4/1 vừa qua là vô cùng bất ngờ, nó cho thấy sự hoảng loạn hơn bao giờ hết.

    Các công ty công nghệ như ngồi trên đống lửa

    Một chuỗi các sự kiện vừa qua đã khiến cho thị trường chứng khoán thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Apple là một trong số ít các công ty công nghệ lớn chịu ảnh hưởng ít nhất, sau khi kết thúc phiên giao dịch hôm thứ 2 chỉ giảm 0,09%. Đó là nhờ sự hồi phục sau khi đã sụt giảm 2% trong phiên buổi sáng.

     Cổ phiếu Apple sụt giảm, nhưng đã quay đầu tăng giá trở lại.

    Cổ phiếu Apple sụt giảm, nhưng đã quay đầu tăng giá trở lại.

    Tuy nhiên Apple là cái tên duy nhất trong số 30 công ty công nghệ có giá trị thị trường lớn nhất gặp may mắn như vậy. Hầu hết các công ty này đều bị thị trường kéo xuống không ít thì nhiều và đang đối mặt với một tương lai không mấy khả quan.

    Alibaba sụt giảm 5,6%, Baidu giảm 3,6% và Tencent cũng giảm 2,3% ngay sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa sớm hôm thứ 2. Samsung cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, khi sụt giảm 4,4% ngay tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc.

     Samsung bị ảnh hưởng tại thị trường chứng khóa Hàn Quốc.

    Samsung bị ảnh hưởng tại thị trường chứng khóa Hàn Quốc.

    Amazon có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2015, giờ đây phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi sụt giảm tới 5,8%.

     Amazon chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Amazon chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Mặc dù đã có những tín hiệu khởi sắc, như dòng tiền đổ vào để cứu vãn cổ phiếu Apple hồi phục 1,91%. Tuy nhiên nó lại đặt ra một dấu hỏi lớn, liệu các nguồn tiền khổng lồ được sử dụng để cứu vãn thị trường có tạo ra những khoản nợ xấu, mà là nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế năm 2007?

    Các chuyên gia nhận định thị trường sẽ hồi phục, giúp các công ty công nghệ lớn không còn trong cảnh ngồi trên đống lửa như hiện nay. Nhưng sẽ cần có thời gian để điều chỉnh, có thể là trong nửa đầu năm 2016.

    Tham khảo: CNN, Recode

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ