"Chúng ta sẽ trở thành bất tử chỉ trong 10 đến 15 năm tới"

    Tuấn Anh Lê Viết,  

    Nhà phát minh, nhà dự đoán tương lai công nghệ người Mỹ Ray Kurzweil, trong chương trình News Hour của kênh PBS đã đưa ra dự đoán rằng trong tương lai con người có thể sống bất tử nhờ công nghệ.

    Nhà phát minh, dự báo về tương lai Ray Kurzweil dự đoán rằng bằng một cách nào đó công nghệ trong tương lai cuối cùng sẽ giúp ta có thể sống bất tử.

    Ông quan niệm cái chết như là “kẻ trộm ý nghĩa cuộc sống, cướp đi mối quan hệ con người, giành giật lấy kiến thức của chúng ta”. Và ông tin rằng, qua thời gian, con người sẽ vượt qua được mọi bệnh tật và tuổi già để sống bất tử.

    Ray Kurzweil trong cuộc phỏng vấn trên chương trình News Hour của kênh PBS tuần này cho biết dự đoán của mình về cuộc đời con người và sự tăng trưởng theo cấp số nhân của nền công nghệ hiện nay.

    Ray là một nhà phát minh, chính ông đã phát triển được một máy tính có thể nhận biết được các giai điệu của các tác phẩm nổi tiếng để tạo ra được những giai điệu gốc. Ông còn phát minh ra một máy tính với mục đích nhận biết chữ in cho người mù và nhiều phát minh khác.

    Chủ đề mà Ray Kurzweil nói chuyện ở chương trình lần này là sự tăng trưởng theo cấp số nhân của công nghệ. Ông giải thích rằng hiện nay hiệu suất và năng lực của nền công nghệ thông tin trên thế giới đã tăng gấp đôi.

    Dẫn chứng cho lời nói của mình, ông chỉ ra rằng một chiếc điện thoại smartphone hiện nay còn mạnh hơn một chiếc máy tính vào thời điểm ông đang học đại học.

    Ray dự đoán trong 25 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến những chiếc máy tính có kích cỡ chỉ bằng những tế bào máu của cơ thể người.

    Ray Kurzweil trong buổi nói chuyện với PBS News Hour.

    Ông cũng tin rằng trong tương lai sẽ có một sự thay đổi lớn trong tuổi thọ của con người. Ông khẳng định trong khoảng 10 đến 15 năm nữa, chúng ta sẽ có thể tăng tuổi thọ của con người lên, chúng ta sẽ diệt trừ được mọi bệnh tật và tuổi già.

    Ông còn dự đoán suy nghĩ của con người sẽ trở thành “phi sinh học”, khi một số những suy nghĩ của chúng ta sẽ được lưu trữ trên dịch vụ lưu trữ đám mây. Nếu chúng ta bị mất trí nhớ chẳng hạn thì hoàn toàn có thể tái hiện được.

    Kurzweil đã làm việc ở Google từ năm 2012 ở vị trí giám đốc kĩ thuật, ông muốn tiếp tục công việc của mình để có thể giải đáp “các vấn đề khó xảy ra nhất trong lĩnh vực khoa học máy tính, để con người có thể biến những điều phi thực tế trở thành thực tế”.

    Và với nguồn vốn công nghệ khổng lồ của Google, chúng ta hãy chờ xem những lời dự đoán của Ray Kurzweil trong 10, 15 hay 20 năm nữa liệu có thành hiện thực không nhé.

    Theo VentureBeat

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày